Thứ Năm, 29/02/2024 18:08

Góc nhìn 01/03: Cơ hội mua mới trong ngắn hạn?

Các công ty chứng khoán (CTCK) cho rằng VN-Index sẽ tiếp tục rung lắc trong những phiên tới nhằm kiểm định vùng 1,220 điểm. Đây sẽ là dịp để nhà đầu tư mua mới trong ngắn hạn.

Kiểm định vùng 1,220 điểm

CTCK Asean (Aseansc): Aseansc cho rằng VN-Index nhiều khả năng sẽ gặp rung lắc trong một vài phiên tới, tuy nhiên sẽ là cơ hội tốt để nhà đầu tư gia tăng tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục.

Aseansc kỳ vọng thị trường sẽ kiểm định lại khu vực quanh 1,220 điểm trong những phiên tiếp theo. Nếu đây là vùng cân bằng mới, thị trường sẽ có giai đoạn tích lũy và duy trì động lực bứt phá tăng điểm để vượt đỉnh tiến về vùng 1,300 điểm.

Tiếp tục rung lắc

CTCK KB Việt Nam (KBSV): KBSV đánh giá tín hiệu đảo chiều xuất hiện với sự chững lại của lực cầu khi chớm vượt mức đỉnh ngắn hạn đã hình thành 1 bẫy tăng giá điển hình, đi kèm cùng thanh khoản tăng, báo hiệu khả năng bước vào nhịp điều chỉnh ngắn hạn của thị trường.

Mặc dù nhiều khả năng VN-Index sẽ tiếp tục đối mặt với áp lực rung lắc quanh ngưỡng 1,250 (+/-5), lực cầu được kỳ vọng sẽ cho phản ứng gia tăng trở lại quanh các vùng hỗ trợ gần.

Xu hướng tăng điểm vẫn được duy trì

CTCK Vietcombank (VCBS): VCBS nhận định ở khung đồ thị ngày, chỉ báo RSI đang hướng xuống ở vùng cao tuy nhiên chưa cho dấu hiệu hình thành đỉnh thứ hai, cùng với đó đường ADX và DI+ vẫn đang hướng lên quanh mốc 38 và 43 nên nhìn chung xu hướng chính tăng điểm của thị trường vẫn đang được duy trì.

Ở khung đồ thị giờ, chỉ báo RSI hướng xuống, chỉ báo MACD vẫn đang neo ở vùng cao và chưa cho dấu hiệu tạo đỉnh, cùng chỉ báo dòng tiền CMF đang hướng lên cho thấy thị trường đang trong nhịp rung lắc ngắn hạn tại vùng đỉnh cũ trước khi tăng điểm trở lại.

Cơ hội mua mới trong ngắn hạn

CTCK Yuanta Việt Nam (YSVN): YSVN cho rằng thị trường có thể sẽ tiếp tục đà tăng và chỉ số VN-Index hướng về mức 1,268 điểm trong phiên kế tiếp.

Đồng thời, áp lực điều chỉnh có dấu hiệu gia tăng khi các dấu hiệu phân kỳ giảm đang hình thành trên các chỉ báo kỹ thuật cho nên nếu chỉ số VN-Index không thể vượt được mức kháng cự 1,268 điểm trong phiên 01/03 thì các nhà đầu tư nên tạm thời dừng mua mới.

Tuy nhiên, YSVN đánh giá cơ hội mua mới trong ngắn hạn tiếp tục gia tăng.

Thị trường cần những nhịp rũ bỏ mạnh

CTCK Sài Gòn - Hà Nội (SHS): SHS xét dưới góc nhìn ngắn hạn dự báo VN-Index nhiều khả năng sẽ tiếp tục có những vận động bất thường trong thời gian tới khi đang giao dịch tại vùng kháng cự mạnh quanh 1,250 điểm.

SHS cho rằng thị trường cần những nhịp rũ bỏ mạnh và tích lũy lại trước khi có thể hướng tới các vùng giá cao hơn.

Về góc nhìn trung hạn, thị trường đang vận động để hình thành kênh tích lũy rộng trung hạn trong vùng 1,150 - 1,250 điểm. Hiện tại VN-Index đã tiệm cận vùng cản trên của kênh tích lũy này.

Vùng 1,200 - 1,210 điểm sẽ đóng vai trò hỗ trợ

CTCK Beta (Beta): Beta nhận định theo quan điểm kỹ thuật, VN-Index nằm trên các đường trung bình MA10, MA20 tiếp nối xu hướng tích cực. Các chỉ báo kỹ thuật như MACD, SAR và cặp (DI+, DI-) vẫn duy trì trạng thái tích cực.

Dù vậy, chỉ báo RSI vẫn đang ở vùng quá mua do vậy các nhịp điều chỉnh khi áp lực chốt lời trong ngắn hạn vẫn còn cao. Hiện tại, vùng 1,200 - 1,210 điểm sẽ đóng vai trò hỗ trợ cho VN-Index.

 

Thanh khoản trở lại ủng hộ đà tăng

CTCK BIDV (BSC): Hiện tại, VN-Index đang chững lại sau ba phiên tăng điểm mạnh trước đó. Tuy nhiên, thanh khoản đang trở lại và ủng hộ đà tăng của chỉ số trở về vùng kháng cự 1,280-1,300.

Giằng co và thăm dò

CTCK Rồng Việt (VDSC): Mặc dù thị trường chịu áp lực chốt lời khá lớn nhưng nhìn chung thị trường đang trong giai đoạn kiểm tra lại vùng 1,250 điểm sau khi bứt phá qua vùng này. Diễn biến giằng co và thăm dò có thể tiếp diễn trong phiên giao dịch tiếp theo (01/03) nhưng dự kiến thị trường sẽ tiếp tục được hỗ trợ và dần tăng trở lại nhờ tín hiệu tăng vượt cản trước đó.

Nhà đầu tư cần quan sát diễn biến cung cầu để đánh giá trạng thái thị trường. Hiện tại nên ưu tiên các cổ phiếu đang có tín hiệu tốt từ vùng hỗ trợ để nắm giữ hoặc mua tích lũy, tuy nhiên cũng nên tận dụng nhịp tăng để chốt lời các cổ phiếu đang có diễn biến thận trọng tại vùng kháng cự.

Vẫn giữ được xu hướng phục hồi

CTCK Phú Hưng (PHS): Thị trường vẫn giữ được xu hướng phục hồi sau phiên rung lắc 29/2. Do đó, nhà đầu tư có thể tận dụng nhịp rung lắc kỹ thuật để cơ cấu lại danh mục. Trong đó, ưu tiên các cổ phiếu có cơ bản tốt, triển vọng lợi nhuận kinh doanh 2024 tăng trưởng và đang thu hút được dòng tiền mạnh.

Đi lên trong trung hạn

CTCK Tiên Phong (TPS): Trong phiên ngày mai (01/03), khả năng duy trì sức mạnh của thị trường sẽ phụ thuộc vào sự tăng điểm của nhóm cổ phiếu lớn. TPS vẫn bảo lưu quan điểm là khả năng đi lên trong trung hạn của chỉ số VN-Index vẫn khá chắc chắn. Tuy nhiên, sự giằng co giữa bên mua và bên bán có thể tiếp tục xuất hiện tại vùng 1,250-1,260 điểm. Nếu không vượt qua vùng này, khả năng chỉ số sẽ có nhịp điều chỉnh về vùng 1,230-1,235 điểm.

Xuất hiện nhịp giảm

CTCK Vietcap (VCSC): Dự báo thị trường có thể tiếp tục giằng co trong phiên tới (01/03) với khả năng VN-Index xuất hiện nhịp giảm để kiểm định hỗ trợ MA5 tại vùng 1,240-1,245 điểm. Tuy nhiên, VCSC kỳ vọng sau nhịp điều chỉnh này, chỉ số sẽ quay trở lại với đà tăng ngắn hạn để hướng lên kháng cự tiếp theo tại 1,285-1,290 điểm. Dòng tiền hiện tại vẫn đang tập trung nhiều ở nhóm vốn hóa lớn, tuy nhiên có thể lặp lại chuyển động luân phiên sang các phân khúc vốn hóa thấp hơn sau đó.

Tiếp tục mở rộng đà tăng điểm

CTCK Agribank (Agriseco Research): Với xu hướng tăng điểm trong trung và dài hạn vẫn đang đóng vai trò chủ đạo, VN-Index nhiều khả năng sẽ tiếp tục mở rộng đà tăng điểm tích cực và hướng lên vùng đích kỳ vọng quanh 1,275-1,280 điểm. Agriseco Research khuyến nghị nhà đầu tư tiếp tục duy trì tỷ trọng cổ phiếu/tiền mặt ở mức an toàn, chỉ gia tăng một phần tỷ trọng trading ngắn hạn trở lại đối với các cổ phiếu đang tích lũy chặt chẽ gần nền giá với thanh khoản giảm dần. Một số nhóm ngành đáng lưu ý có thể kể đến như chứng khoán, thủy sản, bất động sản và xây dựng.

Nhịp điều chỉnh là cần thiết

CTCK Shinhan Việt Nam (SSV): Sau 3 nhịp tăng liên tục, dấu hiệu cân bằng giữa cung cầu đã xuất hiện ngay tại vùng đỉnh cũ 2023 là 1,250. Các nhịp điều chỉnh là cần thiết cho quá trình đi lên bền vững. Nhìn chung, xu hướng chung và tâm lý của thị trường vẫn chưa thay đổi. Nhà đầu tư hoàn toàn có thể tiếp tục nắm giữ cổ phiếu và cần quan sát thêm diễn biến của thị trường.

 

Thượng Ngọc

FILI

Các tin tức khác

>   TPS: VN-Index có thể tăng gần 20% trong năm 2024 nhờ mặt bằng lãi suất thấp (01/03/2024)

>   Góc nhìn 29/02: Hạn chế mua đuổi? (28/02/2024)

>   Góc nhìn 28/02: Sớm chạm mốc 1,260? (27/02/2024)

>   Vietstock LIVE: Dự đoán VN-Index 2024 (27/02/2024)

>   Góc nhìn 27/02: Khả năng rung lắc tiếp diễn trong ngắn hạn? (26/02/2024)

>   Góc nhìn tuần 26/02 - 01/03: Điều chỉnh để tích lũy? (25/02/2024)

>   Có nên mua cổ phiếu POW, SBT và MWG lúc này? (26/02/2024)

>   Chuyên gia HSC: Dòng tiền năm 2024 còn nhiều dư địa tăng trưởng (23/02/2024)

>   Góc nhìn 23/02: Tiếp tục rung lắc? (22/02/2024)

>   Góc nhìn 22/02: Tiếp tục rung lắc? (21/02/2024)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật