Thứ Bảy, 18/11/2023 14:43

Sức khỏe SCB đã xấu từ năm 2017 nhưng bị “bưng bít”

Bà Trương Mỹ Lan đã chỉ đạo các đối tượng tại Ngân hàng SCB bưng bít, báo cáo không trung thực và dùng thủ đoạn mua chuộc các cán bộ thanh tra, để họ che giấu, báo cáo không trung thực về thực trạng của Ngân hàng SCB.

Bà Trương Mỹ Lan. Ảnh Công an cung cấp.

Bà Trương Mỹ Lan chỉ đạo các đối tượng tại SCB bưng bít, báo cáo không trung thực về tình trạng yếu kém của SCB

Theo kết luận điều tra của CQĐT Bộ Công an, thực trạng tài chính Ngân hàng SCB tại thời điểm ngày 30/06/2017 qua công tác thanh tra của Đoàn thanh tra liên ngành (Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng, Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia) xác định: Tỷ lệ nợ xấu: 20.92% trong khi so với Ngân hàng SCB báo cáo: 0.61% (quy định dưới 3%); tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ (CAR): 6.5% trong khi so với Ngân hàng SCB báo cáo là 10.06% (quy định > 9%); tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn 13.28% trong khi so với Ngân hàng SCB báo cáo là 12.4% (quy định <=50%); tỷ trọng dư nợ cho vay Bất động sản/tổng dư nợ: 62.95% trong khi so với Ngân hàng SCB báo cáo 55% (NHNN cho phép không quá 55%).

Qua hoạt động điều tra xác định thực trạng tài chính Ngân hàng SCB tại thời điểm ngày 30/06/2017 rất xấu, bản chất tại thời điểm này Ngân hàng SCB đã âm vốn chủ sở hữu nhưng do Trương Mỹ Lan chỉ đạo các đối tượng tại Ngân hàng SCB bưng bít, báo cáo không trung thực và dùng thủ đoạn mua chuộc các cán bộ thanh tra, để họ che giấu, báo cáo không trung thực về thực trạng của Ngân hàng SCB.

Cụ thể SCB không thực hiện phân loại nợ xấu đối với các khoản nợ đã được tái cơ cấu nhiều lần, không trích lập dự phòng rủi ro 25,025 tỷ đồng và bỏ qua 35,526 tỷ đồng không tính vào hệ số CAR. Nếu tính đúng, đủ thì vốn chủ sở hữu âm 22,289 tỷ đồng, lợi nhuận âm 35,038 tỷ đồng, số lỗ lũy kế/vốn điều lệ và các quỹ dự trữ âm 238%, hệ số CAR âm 4.24%.

Với thực trạng tài chính của Ngân hàng SCB theo kết quả thanh tra, điều tra như nêu trên, nhưng Ban Lãnh đạo Ngân hàng SCB đã cố tình lập báo cáo tài chính và các báo cáo khác lên Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước với các số liệu không trung thực, che giấu tình trạng yếu kém không đúng với các tiêu chuẩn Ngân hàng Nhà nước quy định để đối phó với các cơ quan chức năng. Đặc biệt là để tiếp tục được huy động tiền gửi và hoạt động cho vay, từ đó thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật hình sự.

SCB âm vốn chủ sở hữu 443,769 tỷ đồng, lỗ lũy kế là 464,547 tỷ đồng

Sau khi Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Tập đoàn VTP, ngày 08/10/2022, Thống đốc NHNN ban hành Quyết định số 61/QĐ-NHNN về việc kiểm soát đặc biệt đối với Ngân hàng SCB. Thực hiện quy định tại Điều 147 Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi số 17/2017/QH14: “Ban kiểm soát đặc biệt yêu cầu tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt thuê tổ chức kiểm toán độc lập rà soát, đánh giá thực trạng tài chính, xác định giá trị thực của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ với các nội dung cụ thể theo yêu cầu của Ban kiểm soát đặc biệt”; căn cứ chỉ đạo của NHNN tại Công văn 933/NHNN-TTGSNH ngày 31/10/2022 về việc thuê Công ty Kiểm toán độc lập thực hiện đánh giá tổng thể thực trạng Ngân hàng SCB; căn cứ Hợp đồng cung cấp dịch vụ kiểm toán đặc biệt SCB tại mốc thời gian 30/09/2022.

Sau quá trình thực hiện, ngày 31/05/2023, Công ty kiểm toán KPMG Chi nhánh tại TP. Hồ Chí Minh phát hành Báo cáo kiểm toán độc lập: Báo cáo rà soát, đánh giá thực trạng tài chính hợp nhất, xác định thực vốn điều lệ và các quỹ dự trữ của Ngân hàng SCB và các Công ty con tại ngày 30/09/2022. Trong đó, kết quả kiểm toán, xác định Ngân hàng SCB âm vốn chủ sở hữu 443,769 tỷ đồng, lỗ lũy kế là 464,547 tỷ đồng.

Để thực hiện báo cáo rà soát cho mục đích đặc biệt khi tổ chức tín dụng nằm vào diện kiểm soát đặc biệt. Theo đó tất cả tài sản bảo đảm của các khoản nợ với tổng số dư trên 50 tỷ đồng đối với khách hàng doanh nghiệp và trên 10 tỷ đồng đối với khách hàng cá nhân đều được định giá lại theo yêu cầu của NHNN khi tổ chức tín dụng nằm vào diện kiểm soát đặc biệt; và tất cả tài sản bảo đảm của các khoản phải thu từ hợp đồng bán nợ và bất động sản đã nhận để cấn trừ nợ vay đều được định giá lại bởi tổ chức có chức năng Thẩm định giá. Ngày 03/01/2023, Ngân hàng SCB đã ký Hợp đồng thuê Công ty TNHH Thẩm định giá Hoàng Quân (viết tắt: Công ty Thẩm định giá Hoàng Quân) thực hiện định giá tài sản Ngân hàng SCB thời điểm ngày 30/09/2022.

Kết quả, Công ty Thẩm định giá Hoàng Quân xác định giá trị các tài sản của Ngân hàng SCB là 295,940 tỷ đồng. Trong đó có 5,946 tỷ đồng tài sản cố định của Ngân hàng SCB và 289,994 tỷ đồng tài sản bảo đảm bảo của các khoản vay còn dư nợ (bao gồm các khoản vay đã bán nợ cho VAMC, bán nợ trả chậm, cấn trừ nợ, bán tài sản trả chậm).

Khang Di

FILI

Các tin tức khác

>   Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát Trương Mỹ Lan chiếm đoạt hơn 304 ngàn tỷ đồng của SCB (18/11/2023)

>   PG Bank có tân Tổng Giám đốc (18/11/2023)

>   Vụ Vạn Thịnh Phát: Cựu cục trưởng NHNN bị cáo buộc nhận hối lộ 5,2 triệu USD (18/11/2023)

>   Ông Nguyễn Đức Lệnh: Ngân hàng khai thác tính chất mùa vụ, cho vay bình ổn 9,000 tỷ đồng (17/11/2023)

>   TS. Võ Trí Thành: "Phòng thủ, tích cóp và bắt kịp xu thế là 3 cơ hội mới cho doanh nghiệp" (17/11/2023)

>   Phân hóa lãi suất cho vay (17/11/2023)

>   Doanh nghiệp bất động sản vẫn 'than' khó với quy định cho vay (17/11/2023)

>   Các hội nhóm rủ nhau “bùng nợ” tràn lan, người trước khuyên người sau không trả nợ (16/11/2023)

>   Cách nào "khơi thông" dòng vốn tín dụng tiêu dùng khi ngày càng khó thu hồi? (16/11/2023)

>   VIB hỗ trợ lãi suất 0% cho khách hàng vay vốn để trả nợ trước hạn (16/11/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật