Thứ Bảy, 18/11/2023 10:20

Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát Trương Mỹ Lan chiếm đoạt hơn 304 ngàn tỷ đồng của SCB

Cơ quan cảnh sát điều tra cáo buộc Trương Mỹ Lan - Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã sử dụng quyền hạn để chỉ đạo các đồng phạm hợp thức hồ sơ để chiếm của SCB đoạt số tiền hơn 304 ngàn tỷ đồng, phục vụ cho mục đích cá nhân.

Như chúng tôi đã thông tin Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa ban hành kết luận điều tra, đề nghị truy tố 86 bị can trong vụ án liên quan đến Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (VTPGroup), Ngân hàng SCB và các đơn vị có liên quan.

Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát Trương Mỹ Lan tham ô hơn 304 ngàn tỉ đồng - Ảnh 1.

Trương Mỹ Lan thời điểm chưa bị khởi tố. Ảnh: T.N

Trong số này, bị can Trương Mỹ Lan (Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) bị đề nghị truy tố 3 tội đưa hối lộ, vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng và tham ô tài sản.

Theo kết luận điều tra, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) là một loại hình Công ty Cổ phần hoạt động theo Luật Doanh nghiệp; đồng thời là một Tổ chức tín dụng, hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng. Mặc dù bị can Trương Mỹ Lan không nắm giữ chức vụ nào tại Ngân hàng SCB, nhưng là người có quyền hạn tại nhà băng này vì từ khi sáp nhập (năm 2012) đến nay, bị can Trương Mỹ Lan hoặc các cá nhân thân tín luôn nắm giữ Cổ phần chi phối từ 85% đến 91.5% tổng số Cổ phần Ngân hàng SCB. Với việc nắm giữ số Cổ phần chi phối hoạt động, bố trí người thân tín giữ các chức vụ lãnh đạo chủ chốt tại Ngân hàng SCB (Hội đồng quản trị, Ban điều hành) nên mọi hoạt động của Ngân hàng này đều cơ bản phục vụ hoạt động của Trương Mỹ Lan.

Cũng theo kết luận, Ngân hàng SCB được phép "nhận tiền gửi" của các cá nhân, tổ chức, quản lý tiền huy động để hoạt động kinh doanh "cấp tín dụng" cho khách hàng vay vốn phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật. Tuy nhiên, Trương Mỹ Lan đã sử dụng Ngân hàng SCB để huy động vốn, nhưng thay vì điều hành hoạt động quy định của pháp luật, Trương Mỹ Lan đã sử dụng quyền hạn của mình để chỉ đạo các đồng phạm hợp thức hồ sơ để rút tiền phục vụ cho mục đích cá nhân của mình.

Các hồ sơ cho vay này thực chất không phải là hồ sơ vay vốn quy định của pháp luật, sai phạm được xác định cụ thể trong các hồ sơ cho vay là: Các pháp nhân cá nhân vay vốn do nhóm Vạn Thịnh Phát lập ra không phải là người có nhu cầu vay vốn thật hoặc phương án vay vốn khống vì tiền giải ngân không thực hiện đúng như phương án mà chỉ để phục vụ cho các mục đích của Trương Mỹ Lan. Tài sản đảm bảo đưa vào chỉ là phương thức thủ đoạn, vi phạm trình tự thủ tục đăng ký tài sản đảm bảo, về giá trị và tính pháp lý, vi phạm các quy định... nhằm hợp thức việc rút tiền của Ngân hàng SCB.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an cáo buộc, từ khi Ngân hàng SCB sáp nhập ngày 1/1/2012 đến ngày 7/10/2022, Trương Mỹ Lan và đồng phạm đã lập một số lượng lớn các hồ sơ vay vốn khống để rút ra số tiền đặc biệt lớn sử dụng vào các mục đích của Lan. Trong đó, kết quả điều tra xác định, trong thời gian từ ngày 1/1/2018 đến ngày 7/10/2022, bị can Trương Mỹ Lan đã chỉ đạo lập khống 916 hồ sơ vay vốn rút tiền chiếm đoạt của Ngân hàng SCB, đến nay các khoản vay này còn nợ 545 ngàn tỷ đồng. Toàn bộ số tiền chiếm đoạt này đều phục vụ cho mục đích cá nhân của Trương Mỹ Lan.

Về tội Tham ô tài sản đối với bị can Trương Mỹ Lan, Cơ quan điều tra cáo buộc về bản chất việc đưa tài sản bảo đảm vào SCB chỉ là phương thức, thủ đoạn phạm tội, có nhiều tài sản bảo đảm không có giá trị pháp lý, không đủ điều kiện để làm tài sản thế chấp nhưng vẫn được định giá, nâng khống giá trị, đưa vào thế chấp tại Ngân hàng SCB làm phương án vay. Trong đó, 684/1,284 khoản vay chưa có thủ tục thế chấp khi giải ngân; nhiều khoản vay được giải ngân trước rồi mới hợp thức hồ sơ vay và tài sản đảm bảo; 201/1,284 khoản chưa có phê duyệt cho vay của cấp có thẩm quyền; Các bị can tại Ngân vay hàng SCB đều đã khai nhận chỉ ký thủ tục hợp thức, không thực hiện thẩm định, đánh giá khoản vay theo quy định pháp luật và quy trình của Ngân hàng SCB về việc cho vay.

Do vậy, có đủ căn cứ xác định toàn bộ số tiền gốc 415.6 ngàn tỷ đồng mà Trương Mỹ Lan và đồng phạm lập hồ sơ vay vốn hợp thức để rút ra khỏi Ngân hàng SCB đến nay còn dư nợ không trả được là số tiền mà cựu Chủ tịch Vạn Thịnh Phát đã chiếm đoạt của Ngân hàng SCB.

Do có khoản vay được đảm bảo hơn 111.5 ngàn tỷ đồng nên Cơ quan điều tra xác định trách nhiệm của Trương Mỹ Lan và đồng phạm đã chiếm của SCB đoạt số tiền hơn 304 ngàn tỷ đồng. Ngoài ra, hành vi Tham ô tài sản của Lan còn gây thiệt hại số tiền gần 129.4 ngàn tỷ đồng là số tiến lãi phát sinh từ số tiền gốc chiếm đoạt nêu trên.

Nhật Quang

FILI

Các tin tức khác

>   PG Bank có tân Tổng Giám đốc (18/11/2023)

>   Vụ Vạn Thịnh Phát: Cựu cục trưởng NHNN bị cáo buộc nhận hối lộ 5,2 triệu USD (18/11/2023)

>   Ông Nguyễn Đức Lệnh: Ngân hàng khai thác tính chất mùa vụ, cho vay bình ổn 9,000 tỷ đồng (17/11/2023)

>   TS. Võ Trí Thành: "Phòng thủ, tích cóp và bắt kịp xu thế là 3 cơ hội mới cho doanh nghiệp" (17/11/2023)

>   Phân hóa lãi suất cho vay (17/11/2023)

>   Doanh nghiệp bất động sản vẫn 'than' khó với quy định cho vay (17/11/2023)

>   Các hội nhóm rủ nhau “bùng nợ” tràn lan, người trước khuyên người sau không trả nợ (16/11/2023)

>   Cách nào "khơi thông" dòng vốn tín dụng tiêu dùng khi ngày càng khó thu hồi? (16/11/2023)

>   VIB hỗ trợ lãi suất 0% cho khách hàng vay vốn để trả nợ trước hạn (16/11/2023)

>   Tín dụng vẫn thấp hơn huy động, làm sao vực dậy nền kinh tế? (17/11/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật