Thứ Năm, 16/11/2023 20:46

Các hội nhóm rủ nhau “bùng nợ” tràn lan, người trước khuyên người sau không trả nợ

Ông Nguyễn Quốc Hùng - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) cho rằng, tỷ lệ nợ xấu cho vay tiêu dùng ngày càng tăng cao. goài những yếu tố khách quan còn có những yếu tố chủ quan là khách hàng cố tình không trả nợ, người trước khuyên người sau không trả nợ.

Ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng. Ảnh: VGP

Phát biểu tại Hội thảo “Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng của các TCTD và vấn đề thu hồi nợ hiện nay” ngày 16/11, ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, cho biết thời gian qua, các tổ chức tín dụng đã tích cực thực hiện nhiều biện pháp để cải thiện tình hình hoạt động, tăng dư nợ tín dụng theo phê duyệt của NHNN…

Tuy nhiên, hiện nay, tình hình kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn và nền kinh tế toàn cầu diễn biến phức tạp, khó lường dẫn đến hoạt động cho vay nói chung và đặc biệt là cho vay tiêu dùng nói riêng gặp nhiều thách thức với tỷ lệ tăng trưởng thấp, đến cuối tháng 9/2023, dư nợ cho vay tiêu dùng toàn hệ thống chỉ tăng khoảng 1.53% so với cuối năm 2022 (mức tăng rất thấp so với 5 năm qua).

Lý giải tỷ lệ nợ xấu cho vay tiêu dùng ngày càng tăng cao, ông Hùng cho biết, ngoài những yếu tố khách quan với khó khăn chung còn có những yếu tố chủ quan và rất nguy hiểm mà chưa có chế tài xử lý đó là khách hàng cố tình không trả nợ, người trước khuyên người sau không trả nợ.

Thậm chí cán bộ Công ty đến đòi nợ hoặc nhắc nợ thì chống đối, tố cáo, vu khống cán bộ là dùng biện pháp manh động để đòi nợ đến chính quyền; Các hội nhóm rủ nhau “bùng nợ” tràn lan trên mạng xã hội kéo theo nhiều hệ lụy cho các TCTD nhưng không bị xử lý… Tất cả những điều trên làm cho hoạt động thu hồi nợ, đặc biệt là nợ tín dụng tiêu dùng của TCTD gặp rất nhiều khó khăn, một số TCTD buộc phải chủ động cắt giảm danh mục cho vay tiêu dùng, tránh nợ xấu tiếp tục phát sinh.

Một số tổ chức tín dụng buộc phải cắt giảm danh mục cho vay tiêu dùng

Ông Hùng nhấn mạnh, tính đến cuối tháng 9, tỷ lệ nợ xấu trong tín dụng tiêu dùng toàn hệ thống có xu hướng gia tăng (khoảng gần 3.7% tổng dư nợ tín dụng tiêu dùng; trong khi từ năm 2018-2022, tỷ lệ nợ xấu này chỉ trên dưới 2%). Thậm chí, tỷ lệ nợ xấu của các công ty tài chính có nguy cơ tăng trên 15%; nhiều công ty lâm vào tình trạng khó khăn, thua lỗ do phải trích dự phòng rủi ro nợ xấu tăng cao.

Tỷ lệ nợ xấu cho vay tiêu dùng ngày càng tăng cao, ngoài những yếu tố khách quan với khó khăn chung, theo ông Hùng, còn có những yếu tố chủ quan, rất nguy hiểm mà chưa có chế tài xử lý.

Đó là khách hàng cố tình không trả nợ, người trước khuyên người sau không trả nợ, thậm chí cán bộ công ty đến đòi nợ hoặc nhắc nợ thì chống đối, tố cáo, vu khống cán bộ là dùng biện pháp manh động để đòi nợ đến chính quyền.

Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cũng nhắc tới tình trạng các hội nhóm rủ nhau "bùng" nợ tràn lan trên mạng xã hội, kéo theo nhiều hệ lụy cho các tổ chức tín dụng nhưng không bị xử lý… "Tất cả những điều trên làm cho hoạt động thu hồi nợ, đặc biệt là nợ tín dụng tiêu dùng của tổ chức tín dụng gặp rất nhiều khó khăn. Một số tổ chức tín dụng buộc phải chủ động cắt giảm danh mục cho vay tiêu dùng, tránh nợ xấu tiếp tục phát sinh", ông Hùng cho hay.

Ông Nguyễn Đình Đức, Phó tổng giám đốc Công ty Tài chính TNHH HD SAISON, đề xuất cần có các biện pháp cụ thể nhằm kêu gọi, nâng cao ý thức, thái độ của những người vay; đồng thời xử lý nghiêm các đối tượng tham gia vào các hội nhóm "bùng" nợ, cũng như những người hướng dẫn và khuyến khích hành vi "bùng" nợ, cố tình không trả nợ.

Đồng thời, cần áp dụng chế tài răn đe đối với những cá nhân có hành vi cố tình vi phạm quy tắc, đạo đức trong lĩnh vực tài chính tiêu dùng nói riêng và lĩnh vực tín dụng cá nhân nói chung. Nếu không có hành động cụ thể, việc "bùng" nợ có thể tiếp tục xảy ra, có thể tác động đến nợ xấu không những tháng cuối năm 2023 mà còn nhiều năm sau nữa.

Phó thống đốc Đào Minh Tú nhấn mạnh Ngân hàng Nhà nước rất quan tâm việc làm sao để giảm bớt loại hình kinh doanh bất hợp pháp đang nở rộ, lấn át công ty tài chính chính thức; thậm chí, có hành lang pháp lý, chế tài về thu hồi nợ, chế tài đối với những công ty tài chính không chính thức, trá hình...

Đến cuối tháng 9/2023, toàn hệ thống có 84 TCTD triển khai hoạt động tín dụng tiêu dùng, trong đó có 15 công ty tài chính tiêu dùng. Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế khoảng 12,749 ngàn tỷ đồng, trong đó tín dụng tiêu dùng của toàn hệ thống đạt khoảng 2,703 ngàn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 21.2% tổng dư nợ nền kinh tế (trong đó, dư nợ cho vay tiêu dùng của các công ty tài chính tạm tính là 134,279 tỷ đồng, chiếm khoảng 5% dư nợ cho cho vay tiêu dùng toàn hệ thống). 

Tùng Phong

FILI

Các tin tức khác

>   Cách nào "khơi thông" dòng vốn tín dụng tiêu dùng khi ngày càng khó thu hồi? (16/11/2023)

>   VIB hỗ trợ lãi suất 0% cho khách hàng vay vốn để trả nợ trước hạn (16/11/2023)

>   Tín dụng vẫn thấp hơn huy động, làm sao vực dậy nền kinh tế? (17/11/2023)

>   Vì sao lợi nhuận ngân hàng sụt giảm? (16/11/2023)

>   BIDV chốt quyền chia cổ tức 2022 (15/11/2023)

>   Agribank chào bán 10,000 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 8 năm (15/11/2023)

>   Sacombank đảm bảo quyền lợi cho khách hàng tại PGD Cam Ranh, mong sự việc sớm được đưa ra xét xử (15/11/2023)

>   Phân hóa tăng trưởng tín dụng, bức tranh không quá xám? (15/11/2023)

>   NIM quý 3 tất cả ngân hàng đều sụt giảm: Điều gì đang diễn ra? (20/11/2023)

>   Cổ phiếu ngân hàng: “Trái ngọt” cho đầu tư dài hạn? (14/11/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật