Thứ Sáu, 17/11/2023 10:43

TS. Võ Trí Thành: "Phòng thủ, tích cóp và bắt kịp xu thế là 3 cơ hội mới cho doanh nghiệp"

Đây là chia sẻ của chuyên gia kinh tế - TS. Võ Trí Thành tại hội thảo “Tháo van tín dụng, khơi thông tăng trưởng” sáng ngày 17/11/2023.

TS. Võ Trí Thành chia sẻ tại hội thảo sáng 17/11/2023.

Cơn khủng hoảng này khác nhiều so với các cuộc khủng hoảng trước đây 

Chuyên gia kinh tế TS. Võ Trí Thành đánh giá cơn khủng hoảng này khác nhiều so với các cuộc khủng hoảng trước đây.

Đầu tiên, quá trình phục hồi kinh tế thế giới còn trắc trở và khó khăn có thể còn đeo đẳng tới năm 2024. Dự báo mới nhất của WB, IMF đều cho rằng tăng trưởng kinh tế thế giới năm nay không chỉ mức thấp mà năm 2024 dự báo tăng trưởng có thể suy giảm. 

Theo dự báo của IMF, một số nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc sẽ tăng trưởng chậm hơn. Duy nhất có khu vực tăng trưởng năm 2024 có thể lên là ASEAN 5. Tổng cầu liên quan đến xuất khẩu của Việt Nam vẫn chưa đủ mạnh.

Đặc trưng thứ hai là điều kiện tài chính tiền tệ. Lạm phát đến năm 2024 ở châu Âu có thể không tăng nhưng ở các nước đang phát triển vẫn còn cao. Lãi suất điều hành của các đồng tiền chủ chốt vẫn cao. 

Đặc trưng thứ ba là đối đầu địa chính trị và câu chuyện niềm tin về sự bất định trên thế giới (năng lượng, lương thực, thiên tai, đứt gãy chuỗi cung ứng...).

Tuy nhiên, TS. Võ Trí Thành cho rằng khó khăn dù dai dẳng nhưng đây cũng là cơ hội để nắm bắt những xu thế như: Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh (sản xuất, đầu tư, tài chính, tiêu dùng) và sự chuyển dịch chuỗi cung ứng của các tập đoàn lớn.

Với tất cả những điều này, chuyên gia đánh giá Việt Nam là nơi tốt nhất về niềm tin chính trị, sự cung ứng, các chiến dịch toàn diện…

Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã 4 lần hạ lãi suất. Lãi vay cũng bắt đầu giảm dù chưa bằng giảm lãi huy động. Tuy nhiên, nợ xấu tăng nhanh, nhất là với lĩnh vực bất động sản. Nợ xấu nội bảng đã vượt 3%, nợ xấu của VAMC cũng tăng nhanh.

Nợ xấu của các ngân hàng lành mạnh nhưng còn một số vấn đề chưa được xử lý triệt để như ngân hàng “0 đồng", SCB.

Sự ổn định và cân đối của hệ thống thanh khoản để đảm bảo tỷ giá, lãi suất và cung tín dụng chưa đủ. Hiện, tỷ giá đã giảm (suốt từ năm 2011 đến nay đã thực hiện chính sách lãi suất VND hấp dẫn hơn lãi suất USD). 

Thị trường bất động sản đang có những nỗ lực, các tín hiệu tích cực về thanh khoản đã bắt đầu hồi phục…

Theo TS. Võ Trí Thành, tổng cầu tiêu dùng, xuất khẩu đầu tư có điểm tích cực, dù cơ bản vẫn còn rất khó khăn. 

Có 4 nhóm chính sách quan trọng nhất. Nhóm thứ nhất tài chính tiền tệ, lạm phát ổn, thanh khoản ổn, hệ thống tài chính ngân hàng ổn. Lạm phát có thể tăng nhưng phải ổn định.

Nhiều chính sách giảm thuế, hỗ trợ doanh nghiệp sẽ tiếp tục được thực hiện trong năm 2024. 

Lãi suất trước mắt rất khó giảm, áp lực không phải lạm phát mà chủ yếu vấn đề tỷ giá. Hy vọng tỷ giá ổn định hơn, giữ được vĩ mô. Tín dụng tăng trưởng vẫn thấp so với mục tiêu 14% mà nguyên là không có đầu ra, tiêu chuẩn người đi vay chưa được đáp ứng...

Nhóm chính sách tiếp theo là hỗ trợ tổng cầu (lao động, giảm thuế VAT, kích thích du lịch, đầu tư công, thu hút đầu tư nước ngoài…). Hy vọng đầu tư tư nhân không phải gửi tiền vào ngân hàng mà để tiền làm ăn.

Nhóm chính sách thứ ba là sửa đổi luật lệ làm cho bộ máy “nhúc nhích”. Một số tỉnh thành đã được tạo cơ chế đặc thù như Khánh Hoà, Cần Thơ, TPHCM, tạo chính sách mới.

Bên cạnh đó, sửa đổi luật cũ như Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh Bất động sản, Luật Đấu thầu, Luật Các tổ chức tín dụng..

Nhóm cuối cùng là thúc đẩy cái mới liên quan tới chuyển đổi số, đặc biệt là chuyển đổi xanh, thúc đẩy chuyển sang chuyển đổi số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.

Ba từ khóa cho doanh nghiệp

TS. Võ Trí Thành đưa ra những từ khóa về cơ hội mới cho doanh nghiệp trong điều kiện khó khăn hiện nay.

Thứ nhất là “phòng thủ”. Các doanh nghiệp phải biết chắt chiu, quản trị rủi ro về thông tin, có kịch bản và làm cuốn chiếu.

Tình hình thế giới bất ổn, đến nỗi IMF cứ 2 tháng phải dự báo lại một lần các chỉ số. Chúng ta phải có phương án tác chiến để phản ứng kịp thời. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp phải học hỏi các công cụ quản trị rủi ro.

Thứ hai là “tích cóp, nhặt nhạnh cơ hội” qua tình hình thế giới và Việt Nam nói trên, với môi trường, sự tăng trưởng không đồng đều. Khi thị trường này giảm, thị trường kia tăng thì ta phải chuyển đổi linh hoạt tới những nơi tiềm năng.

Thứ ba là “bắt nhịp xu thế”. Ông Thành nhấn mạnh: “Chúng ta không thể chờ quá 3 năm, mà phải cố gắng nắm bắt cơ hội trong vòng 3 năm tới”.

Trong đó, các ngành được quan tâm là công nghệ cao, giáo dục, y dược, bán dẫn, hàng không… Chuyên gia dự báo sẽ có rất nhiều đại gia lớn của thế giới đến TPHCM trong thời gian tới. Đây là những cơ hội chưa từng có mà địa phương phải nắm bắt.

Riêng về xu hướng “xanh”, các tập đoàn tài chính lớn cam kết chỉ cho vay nếu đảm bảo một số tiêu chí “xanh” nhất định. Việt Nam có kinh tế tuần hoàn, đây không chỉ là cam kết mà là xu hướng chung của các hoạt động trên thị trường.

Ông nhận định chúng ta đang đi cùng chuỗi cung ứng nhưng 10-15 năm nữa phải làm chủ được công nghệ lõi gồm bán dẫn, chip, vi mạch… Song, để chơi cùng những "người giàu", điều quan trọng số một là nền tảng để “bắt tay" doanh nghiệp lớn.

Đó là văn hoá ứng xử, văn hoá doanh nghiệp, sự chân thành, đoàng hoàng, nghĩ lớn. Điều này quan trọng trên cả nhân lực, nhân lực xếp ở vị trí thứ 2. 

Lịch sử Việt Nam đẹp và huy hoàng nhất chính là thời điểm vượt khó, vì thế, tranh thủ được lợi thế, nắm bắt được cơ hội không chỉ giúp chúng ta vượt qua khó khăn, thay đổi từ bắt kịp thành đi cùng với thế giới.

Cát Lam

FILI

Các tin tức khác

>   Phân hóa lãi suất cho vay (17/11/2023)

>   Doanh nghiệp bất động sản vẫn 'than' khó với quy định cho vay (17/11/2023)

>   Các hội nhóm rủ nhau “bùng nợ” tràn lan, người trước khuyên người sau không trả nợ (16/11/2023)

>   Cách nào "khơi thông" dòng vốn tín dụng tiêu dùng khi ngày càng khó thu hồi? (16/11/2023)

>   VIB hỗ trợ lãi suất 0% cho khách hàng vay vốn để trả nợ trước hạn (16/11/2023)

>   Tín dụng vẫn thấp hơn huy động, làm sao vực dậy nền kinh tế? (17/11/2023)

>   Vì sao lợi nhuận ngân hàng sụt giảm? (16/11/2023)

>   BIDV chốt quyền chia cổ tức 2022 (15/11/2023)

>   Agribank chào bán 10,000 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 8 năm (15/11/2023)

>   Sacombank đảm bảo quyền lợi cho khách hàng tại PGD Cam Ranh, mong sự việc sớm được đưa ra xét xử (15/11/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật