Thứ Sáu, 27/10/2023 15:30

Nhịp đập Thị trường 27/10: Ngân hàng, chứng khoán gánh thị trường

Một ngày giao dịch khá nhiều cảm xúc, khá nhiều lo lắng. Thị trường đã có dấu hiệu ngưng cơn bán tháo từ hôm qua. Kết phiên VN-Index tăng 5.17 điểm (0.49%) khớp ở mức 1,060.62 điểm. HNX-Index tăng 3.06 điểm (1.42%) khớp ở mức 218.04 điểm. UPCoM tăng 0.31 điểm (0.37%); khớp ở mức 83.1 điểm.

Mặc dù cuối phiên VIC được kéo về tham chiếu, VN-Index hôm nay có thể tăng mạnh hơn nhiều nếu không bị họ nhà VIC và cổ phiếu MSN kìm chân. Riêng VHM, MSN, VRE lấy đi của thị trường tổng cộng 4.7 điểm, gần bằng số điểm tăng của VN-Index hôm nay.

Trên 3 sàn có tổng cộng 15.6 ngàn tỷ đồng với 816 triệu cổ phiếu trao tay. Nhà đầu tư nước ngoài bán ròng phiên thứ 5 liên tiếp với giá trị 363 tỷ (chỉ tính phiên khớp lệnh định kỳ).

Cổ phiếu khai khoáng hôm nay tăng rất khá, PVB (19,400; 1,500; 8.38%); PVC (13,900; 400; 2.96%); PVD (25,800; 650; 2.58%); PVS (37,100; 1,500; 4.21%).

Tuy nhiên cổ phiếu chứng khoán và ngân hàng mới là trụ đỡ chính của thị trường, gánh nhóm bất động sản giảm 1.43%. Chứng khoán tăng 2.09% với 20 cổ phiếu xanh, 5 cổ phiếu đỏ.

Ngân hàng tăng 1.24% với 3 cổ phiếu đỏ và 16 xanh. Đáng chú ý có LPB tăng trần. Kết thúc quý 3/2023, mặc dù thu nhập tín dụng giảm, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPBank, HOSELPB) vẫn duy trì được mức lợi nhuận như cùng kỳ năm trước, đạt gần 1,241 tỷ đồng, nhờ đóng góp của nguồn thu phi tín dụng. Mới đây, LPBank cũng mới ký hợp tác toàn diện với Hoàng Anh Gia Lai (HAG).

Phiên sáng: VHM, VIC, MSN đè thị trường

MSN đang giảm rất mạnh (58,100; -3,300; -5.37%). Đây là phiên giảm mạnh thứ 2 sau phiên sàn hôm qua.

Masan Group mới có thông tin rót thêm hơn 5,400 tỷ đồng vào The Sherpa, chuyển giao toàn bộ Masan MEATlife và WinEco cho Masan Agri.

Thực tế hôm nay VN-Index đang giảm 5.9 điểm thì VHM, VIC, và MSN đã làm thị trường giảm tổng cộng 5.5 điểm.

Cổ phiếu lão đại ngành thép HPG (23,150; 350; 1.54%) đang tăng khá và là trụ chính của VN30. HSG (16,700; 100; 0.6%) và NKG (17,400; 100; 0.58%) cũng tăng khoảng 0.5 - 0.6%.

YEG có ngày thứ 2 tăng trần liên tiếp sau ngày hôm qua đi ngược thị trường quá ngoại mục. Doanh nghiệp này vừa dồn dập tăng vốn và có quá trình tăng kéo dài từ vùng giá 13,000 tới đây sao 1 tháng.

10h40: Nhóm chứng khoán đang là điểm sáng trong cơn dông

VN-Index đang đi theo chiều hướng xấu. Chỉ số đã giảm 7.66 điểm vào lúc 10h40. Giá trị giao dịch sàn HOSE vẫn rất thấp chỉ 3,800 tỷ đồng.

Ngày hôm qua là một cú knock out đầy bất ngờ dành cho những người nắm giữ cổ phiếu. Mà những tin tức… oan ức bên lề có lẽ chỉ là một mồi lửa châm vào khối thuốc nổ âm ỉ bấy lâu này. Khối thuốc nổ ấy là lượng giao dịch giảm đi nhanh chóng và rõ rệt. Có thể một lượng tiền lướt sóng khôn ngoan đã tạm rời bỏ thị trường.

Thị trường chứng khoán đang có vẻ tương phản với những dấu hiệu vĩ mô không đến nỗi nào. Tuy nhiên, tiền luôn khôn ngoan. Thị trường chứng khoán thông thường sẽ phản ánh trước kinh tế vĩ mô. Với nền kinh tế vĩ mô, mảng bất động sản như một quả bom cần cho xì từ từ. Những nền kinh tế mới nổi như Việt Nam, đây là mảng rất quan trọng.

Bất động sản hôm nay vẫn âm nặng. VHM giảm hơn 6% (39,250; -2,550; -6.1%). Lão đại VIC không thoát khỏi liên đới (39,900; -1,700; -4.09%); VRE cũng vậy (23,200; -1,400; -5.69%).

Một số cổ phiếu bất động sản lớn khác nom chưa đến nỗi, DIG (20,150; 350; 1.77%); DXG (16,650; 350; 2.15%); HDG (25,550; 100; 0.39%); KBC (28,500; -50; -0.18%). Tuy nhiên, KDH (29,250; -550; -1.85%); NLG (32,500; -300; -0.91%); NVL (12,700; -200; -1.55%); PDR (22,500; -100; -0.44%) đều đang giảm.

Tuy nhiên cổ phiếu chứng khoán đang là điểm sáng khi tăng 0.63%. APG (8,700; 250; 2.96%); APS (6,300; 100; 1.61%); SHS (15,000; 300; 2.04%); SSI (29,050; 350; 1.22%); VCI (34,600; 600; 1.76%); VDS (13,900; 200; 1.46%); WSS (6,000; 100; 1.69%) đều đang tăng trên 1%.

Mở cửa: Áp lực bán ở VICVHM vẫn còn đó

Thị trường mở cửa với biên độ biến động khá mạnh, VN-Index có lúc bật lên 5 điểm nhưng nhanh chóng quay đầu để giảm 6 điểm vào lúc 9h25.

Bộ đôi VICVHM tiếp tục giảm mạnh vào đầu phiên chính là nguyên nhân khiến thị trường suy yếu. Bên cạnh đó, MSN, VCB, CTG, SAB,… đang giao dịch trong sắc đỏ cũng đè nặng lên chỉ số.

Về tổng thể, nhiều cổ phiếu bắt đầu tăng trở lại sau phiên giảm sâu hôm qua. Một sự lan tỏa trong sắc xanh có thể giúp thị trường ổn định trở lại. Hiện nhóm chứng khoán đang dẫn dắt đà tăng với SSI, VND, SHS, VCIHCM đều bật trên 1%.

Sau phiên giảm mạnh hôm qua, nhiều bên đã lên tiếng để trấn an thị trường. UBCKNN đã khuyến cáo nhà đầu tư cẩn trọng tin đồn thất thiệt, thiếu kiểm chứng.

Dragon Capital cảnh báo tâm lý lo ngại về rủi ro trên thị trường vẫn có thể tiếp tục duy trì cho đến khi nhà đầu tư dần tách rời được các rủi ro liên quan đến nhóm cổ phiếu VIC và VN-Index nói chung.

 “Theo số liệu quá khứ từ 2012 đến nay, mỗi khi giảm hơn 12% trong thời gian ngắn thì thị trường có sự phục hồi tốt khi nhà đầu tư bình tĩnh trở lại. Một điểm tích cực ở phiên 26/10 là khối lượng khớp lệnh tăng hơn gấp đôi so với phiên ngày 25/10. Điều đó cho thấy nhu cầu tích lũy cổ phiếu tăng mạnh khi thị trường giảm về mức hấp dẫn”, Dragon Capital cho biết.

Trần Vương

FILI

Các tin tức khác

>   Chứng khoán phái sinh ngày 27/10/2023: Áp lực bán tháo trên diện rộng (26/10/2023)

>   Vietstock Daily 27/10/2023: Sẽ còn bi quan (26/10/2023)

>   Thị trường chứng quyền 27/10/2023: Áp lực bán tháo ồ ạt (26/10/2023)

>   Nhịp đập Thị trường 26/10: Một màu xanh lơ… (26/10/2023)

>   Vietstock Daily 26/10/2023: Tăng giảm đan xen (25/10/2023)

>   Chứng khoán phái sinh ngày 26/10/2023: Thị trường biến động khó lường (25/10/2023)

>   Thị trường chứng quyền 26/10/2023: Đà giảm điểm vẫn chưa chấm dứt (25/10/2023)

>   Nhịp đập Thị trường 25/10: Thị trường lùi bước trong phiên chiều (25/10/2023)

>   Chứng khoán phái sinh ngày 25/10/2023: Tâm lý nhà đầu tư không ổn định (24/10/2023)

>   Vietstock Daily 25/10/2023: Tăng trong thận trọng (24/10/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật