Thứ Hai, 18/09/2023 15:35

Nhịp đập Thị trường 18/09: Large Cap tạo sức ép, VN-Index mất hơn 15 điểm

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 15.55 điểm (-1.27%), xuống còn 1,211.81 điểm; HNX-Index giảm 2.28 điểm (-0.9%), xuống còn 250.48 điểm. Độ rộng thị trường nghiêng hẳn về bên bán với 509 mã giảm và 291 mã tăng. Rổ VN30 cũng chìm trong sắc đỏ với 27 mã giảm, 2 mã tăng và 1 mã tham chiếu.

Thanh khoản thị trường tiếp tục sụt giảm. Khối lượng giao dịch của VN-Index chỉ đạt hơn 844 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị 19.7 ngàn tỷ đồng; HNX-Index đạt 94.9 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị 1.9 ngàn tỷ đồng.

Diễn biến của VN-Index trong phiên chiều có phần bi quan hơn khi áp lực bán mạnh liên tục xuất hiện và khiến chỉ số có lúc mất hơn 20 điểm. Sự lao dốc của VN-Index xuất phát từ diễn biến kém sắc của rổ VN30. Trong đó, VHM dẫn đầu với mức giảm 3.1%, VIBSAB giảm 2.8%, VRE giảm 2.5%, TCB giảm 2.3%, BID giảm 2.2%...

HNX-Index cũng có diễn biến tương tự, các mã ảnh hưởng tiêu cực đến chỉ số bao gồm HUT (-2.77%), PVS (-2.28%), CEO (-2.58%), VIF (-2.63%), VFS (-6.36%), VCS (-1.49%)…

Các ngành lớn của thị trường tiếp tục bị tạo sức ép, trong đó có ngành bất động sản và ngân hàng. Cụ thể, chỉ số ngành bất động sản giảm 1.7% do sự điều chỉnh của các mã đầu ngành như VIC giảm 1.12%, lùi xuống 53,000 đồng/cp; VHM giảm 3.07%, xuống còn 48,950 đồng/cp; VRE giảm 2.46%, còn 27,700 đồng/cp, NVL mất 3.97%, HDC giảm 3.66%, TDH giảm 3.23%…

Trong khi đó, sắc xanh chỉ duy trì ở một vài mã như DXG (+1.6%), DRH (+1.23%), CKG (+3.17%), LHG (+0.52%), NLG (+1.79%).

Sắc đỏ cũng áp đảo tại nhóm cổ phiếu ngân hàng với 19 mã giảm và 1 mã tăng. Các mã ghi nhận mức giảm phổ biến từ 1% - 2.5% như HDB, BID, CTG, TCB, VIB, MSB

Bên cạnh đó, nhiều nhóm ngành cũng ghi nhận diễn biến kém sắc như bán lẻ, bán buôn, sản xuất nhựa hóa chất, công nghệ và thông tin, thiết bị điện, thực phẩm đồ uống,…

Ở chiều ngược lại, nhóm cổ phiếu chế biến thủy sản “vượt bão” thành công với chỉ số ngành tăng 3.04%. Trong đó VHCSJ1 tăng mạnh 4.92% và 4.27%, ANV cùng IDI tăng trên 2%, AAM, ACL, CMXFMC nhích nhẹ trên tham chiếu.

Về giao dịch của khối ngoại, khối này bán ròng 477 tỷ đồng trên sàn HOSE tập trung chủ yếu ở cổ phiếu VIC (136 tỷ). Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng 4.4 tỷ đồng, trong đó PVS được mua ròng nhiều nhất với giá trị 4.4 tỷ đồng.

14h25: Áp lực bán gia tăng trước giờ ATC

Sau khoảng thời gian giằng co với mức giảm quanh 14 điểm, đà lao dốc của VN-Index đã quay lại khi chỉ số đang mất hơn 20 điểm và giao dịch ở mốc 1,206 điểm. HNX-Index đang có diễn biến tương tự khi nới rộng mức giảm hơn 3 điểm, giao dịch ở mức 249.6 điểm. Số mã giảm toàn thị trường tiếp tục tăng lên 567 mã.

Tại rổ VN30, sắc đỏ đang áp đảo hoàn toàn với 30 mã giảm, hàng loạt cổ phiếu lao dốc như hơn 3% như VHM, GVR, VIB, SABBCM. Các mã TCB, BID, VRE, HDB, MSN, MBB… cũng trong trạng thái lao dốc.

Trên thị trường phái sinh, phe short đang “thắng lớn” khi cả 4 hợp đồng đều đang có mức giảm sâu. VN30F2309 mất 23 điểm, VN30F2310 mất 21.8 điểm, VN30F2312 mất 20 điểm, VN30F2403 mất 22.2 điểm.

Phiên sáng: Tâm lý bi quan đang bao trùm toàn thị trường

Thị trường mở phiên đầu tuần giảm điểm và kéo dài đến hết phiên sáng. Tạm kết phiên, VN-Index giảm 12.75 điểm, về mức 1,214.61 điểm; HNX-Index giảm 1.4 điểm, về mức 251.36 điểm. Bên cạnh đó, số mã giảm gấp 2 lần số mã tăng khi nhìn tổng thể toàn thị trường, 221 mã tăng và 449 mã giảm. Các mã nằm trong rổ VN30 đồng thuận khi phe bán thắng thế hơn với 3 mã tăng, 26 mã giảm và 1 mã đứng giá.

Khối lượng giao dịch của VN-Index ghi nhận trong phiên sáng đạt gần 518 triệu đơn vị, với giá trị hơn 12.3 ngàn tỷ đồng. HNX-Index ghi nhận khối lượng giao dịch đạt hơn 47 triệu đơn vị, với giá trị giao dịch đạt trên 943 tỷ đồng.

Tạm dừng phiên sáng, VCB đang là mã có tác động tiêu cực nhất đến VN-Index khi lấy đi gần 1.7 điểm của chỉ số này. Ở chiều ngược lại, các mã HPG, VHC, HSG là những mã có tác động tích cực nhất khi đã bù lại gần 0.5 điểm chỉ số.

Trong cuộc hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường tại thành phố Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc chiều 16/09, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh hai bên cần phát huy ưu thế địa lý và bổ sung lẫn nhau để đẩy mạnh hợp tác thực chất trên các lĩnh vực phát triển cân bằng, bền vững.

Thủ tướng Trung Quốc khẳng định thúc đẩy hợp tác kinh tế, mở cửa thị trường cho hàng hóa Việt Nam, đặc biệt là nông, thủy sản chất lượng cao, khi gặp Thủ tướng Phạm Minh Chính. Điều này tác động lớn đến nhóm chế biến thủy sản khi mức tăng trưởng tốt nhất trên thị trường trong ngày đầu tuần. Tiêu biểu, cổ phiếu đầu ngành như ANV với mức tăng 2.24%, IDI tăng 1.44%, VHC tăng 2.98%,…

Diễn biến các nhóm ngành cuối phiên sáng 18/09. Nguồn: VietstockFinance

Kết phiên sáng, sắc đỏ đang chiếm ưu thế hơn khi nhìn vào tổng thể các ngành. Trong đó, chế biến thủy sản đang là ngành tăng mạnh nhất với mức tăng 1.92%. Ở chiều ngược lại, thiết bị điện là ngành giảm mạnh nhất với mức giảm 1.56%.

Khối ngoại bán ròng gần 197 tỷ đồng trên sàn HOSE với khối lượng bán nhiều nhất đang là cổ phiếu HPG. Trên sàn HNX, khối ngoại bán ròng gần 6 tỷ đồng, tập trung chủ yếu ở cổ phiếu IDC.

10h30: Sắc đỏ bao trùm thị trường

Lực bán áp đảo hoàn toàn khiến các chỉ số chính đều giảm điểm. Tính đến 10h30, VN-Index giảm gần 7 điểm, giao dịch quanh mức 1,220 điểm. HNX-Index giảm 0.51 điểm, giao dịch quanh mức 252 điểm.

Các cổ phiếu như MWG, VPB, FPTSSB là những mã tác động tiêu cực đến VN30-Index khi lấy đi hơn 4 điểm từ chỉ số chung. Sắc xanh chỉ xuất hiện ở số ít mã gồm HPG, STBSHB với đóng góp lần lượt 1.15 điểm, 0.48 điểm và 0.12 điểm vào thị trường chung.

Nhóm ngành ngân hàng chịu áp lực bán mạnh khi hầu hết các cổ phiếu đều hiện diện sắc đỏ. Cụ thể, EIB giảm 2.56%, VPB, MSB, VIB, TPB cùng có mức giảm trên 1%. Chỉ có STBSHB là hai mã hiếm hoi vẫn giữ được đà tăng với mức tăng lần lượt là 0.77% và 0.41%.

Trong khi đó, tâm lý tích cực đang hiện hữu ở nhóm ngành chế biến thủy sản. Nổi trội có SJ1 tăng 4.27%, VHC tăng 1.3 và IDI tăng hơn 1%. Duy nhất chỉ ACL ghi nhận mức giảm 1.7%.

So với đầu phiên, bên bán đang chiếm ưu thế áp đảo. Số mã giảm là 381 mã và số mã tăng là 235 mã.

Mở cửa: Thận trọng ngay đầu phiên

Các chỉ số chính trên thị trường giảm điểm nhẹ trong phiên sáng. Trong đó, VN-Index giảm 3.8 điểm, giao dịch quanh mức 1,224 điểm. HNX-Index giảm gần 0.5 điểm, giao dịch quanh mức 252 điểm.

Trong rổ VN30, bên bán đang chiếm ưu thế hoàn toàn, trong đó có 6 mã tăng, 20 mã giảm và 4 mã đứng giá. Giao dịch tích cực nhất rổ là GAS với mức tăng hơn 2%. Theo sau là các mã HPG, STB, PLX.

Sắc xanh lan tỏa rộng trên các nhóm ngành trong đầu phiên giao dịch. Trong đó, nhóm cổ phiếu vật liệu xây dựng nổi trội hơn so với các ngành còn lại. Tiêu biểu là các cổ phiếu như VGS (+3.9%), HSG (+2.1%), TLH (+2%)...

Nhóm cổ phiếu khai khoáng tiếp tục tăng trưởng ổn định trên thị trường khi hầu hết các mã đều nằm quanh mức tham chiếu. Trong đó, các mã tăng tốt như PVB tăng 0.9%, PVC tăng 0.5%,…

Lý Hỏa

FILI

Các tin tức khác

>   Thị trường chứng quyền Tuần 18-22/09/2023: Thị trường tiếp tục trồi sụt? (17/09/2023)

>   Chứng khoán phái sinh Tuần 18-22/09/2023: Nhà đầu tư đã bớt bi quan (16/09/2023)

>   Vietstock Weekly 18-22/09/2023: Dòng tiền cải thiện mạnh có giúp VN-Index vượt đỉnh? (17/09/2023)

>   Chứng khoán Tuần 11-15/09/2023: Vẫn còn tiềm ẩn rủi ro biến động mạnh (15/09/2023)

>   Nhịp đập Thị trường 15/09: Phiên tích cực của cổ phiếu dầu khí (15/09/2023)

>   Vietstock Daily 15/09/2023: Lực bán áp đảo, VN-Index giảm sâu (14/09/2023)

>   Thị trường chứng quyền 15/09/2023: Áp lực bán tiếp tục gia tăng? (14/09/2023)

>   Chứng khoán phái sinh Ngày 15/09/2023: Đỏ lửa cùng thị trường cơ sở (14/09/2023)

>   Nhịp đập Thị trường 14/09: Cổ phiếu khai khoáng lội ngược dòng, ngân hàng làm trụ đỡ  (14/09/2023)

>   Chứng khoán phái sinh Ngày 14/09/2023: Phe Short thắng thế (13/09/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật