Thứ Ba, 11/07/2023 13:18

PVT - Trong nguy có cơ (Kỳ 1)

Kinh tế toàn cầu biến chuyển khó lường khiến nhiều ngành chịu ảnh hưởng nghiêm trọng. Tuy nhiên, tình hình lạm phát leo thang, các vấn đề địa chính trị đẩy giá cước thuê tàu lên cao lại giúp cho Tổng Công ty cổ phần Vận tải Dầu khí (HOSE: PVT) được hưởng lợi khi 85% đội tàu đang hoạt động trên vùng biển nước ngoài. Đây là tín hiệu lạc quan có thể giúp kinh doanh năm 2023 của PVT khởi sắc trở lại.

Ngành vận tải đường biển tăng trưởng ổn định trong tương lai

Hoạt động giao thương phục hồi sau đại dịch giúp ngành hàng hải tăng trưởng trở lại. Tính cả năm 2022, khối lượng hàng hóa luân chuyển bằng đường biển đạt 235,882 triệu tấn.km, tăng 38% so với năm 2021. Trong quý 1 năm 2023 đạt 56,237 triệu tấn.km, tăng 20.5% so với cùng kỳ.

Khối lượng hàng hóa luân chuyển. Đvt: Triệu tấn.Kilomet

Nguồn: Tổng cục thống kê

Về tình hình khai thác trong nước, những năm gần đây, do nhiều hạn chế về mặt cơ chế, chính sách liên quan cũng như điều kiện ngành dầu khí trong tình hình mới có nhiều thay đổi khiến sản lượng thăm dò, gia tăng trữ lượng giảm. Theo thống kê, từ năm 2015 đến nay, sản lượng dầu trong nước liên tục sụt giảm, từ mức 16.9 triệu tấn năm 2015, xuống còn gần 9 triệu tấn vào năm 2022. Đây cũng là tín hiệu không mấy lạc quan về vận tải dầu khí trong nước.

Sản lượng khai thác trong nước giai đoạn 2010 - 2022

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Nhà máy lọc dầu (NMLD) Dung Quất đã hoạt động liên tục với công suất trung bình từ 105 - 110% trong năm 2022 để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong nước. Sau khi giảm công suất và hoạt động gián đoạn trong nửa đầu năm 2022, NMLHD Nghi Sơn đã dần đi vào hoạt động ổn định trở lại và đạt công suất gần 105% kể từ tháng 5/2022.

Trong năm 2022, sản lượng vận chuyển dầu thô cho BSR từ các mỏ nội địa về NMLD Dung Quất đạt 5.7 triệu tấn. PVT vẫn tiếp tục nắm vững 100% thị phần vận chuyển LPG, đạt 1.5 triệu tấn. PVT cũng đã vận chuyển xăng dầu cho PVOil và các đầu mối xăng dầu khác trong nước từ NMLD Dung Quất và NMLHD Nghi Sơn với tổng sản lượng đạt 2.6 triệu tấn dầu sản phẩm.

Sản lượng vận chuyển của PVT qua các năm. Đvt: Triệu tấn

Nguồn: PVT

Hưởng lợi từ chi phí đầu vào giảm, giá cước cho thuê tăng

Sự tăng trưởng phân hóa trên thị trường vận tải đường biển. Vận tải hàng lỏng và khí đang diễn biến tích cực hơn trong năm 2023, trong khi thị trường vận tải hàng rời chịu tác động mạnh từ sự suy giảm tăng trưởng kinh tế và đã lao dốc kể từ cuối năm 2022.

Thị trường vận tải dầu thô diễn biến theo hướng tích cực do sự phục hồi nhu cầu tiêu thụ sau đại dịch, sự thay đổi dòng chảy thương mại do các lệnh cấm vận của EU lên dầu thô của Nga. Theo báo cáo của Clarksons, nhu cầu vận tải dầu thô và khối lượng luân chuyển dầu thô bằng đường biển (tonne miles) lần lượt tăng 6.6% và 5.7% trong năm 2022 chủ yếu do sự hồi phục sản lượng hàng xuất khẩu tại Trung Đông và các chuyến hàng gia tăng tại Mỹ. Giá cước cho thuê định hạn (TC) thời hạn 1 năm bình quân ở các phân khúc VLCC và Aframax tăng lần lượt khoảng 23% và 61% so với bình quân năm 2021.

Giá cước cho thuê định hạn 1 năm (TC) từ tháng 05/2022 - 06/2023. Đvt: USD/ngày

Nguồn: Fearnleys

Cùng chung xu hướng với thị trường vận tải dầu thô, thị trường vận tải dầu sản phẩm cũng phục hồi mạnh mẽ. Nhu cầu vận tải sản phẩm và khối lượng luân chuyển dầu sản phẩm bằng đường biển (tonne miles) lần lượt tăng 3.1% và 4.7% trong năm 2022. Thị trường cho thuê định hạn tăng trưởng tích cực trong năm 2022 theo xu hướng thị trường cho thuê chuyến với giá TC thời hạn 1 năm phân khúc MR và Handysize đều tăng khoảng 65% so với bình quân năm 2021.

Khối lượng luân chuyển LPG bằng đường biển năm 2022 tăng 1.6% so với năm 2021, giá TC thời hạn 1 năm đối với các tàu VLGC năm 2022 cao hơn 4% so với bình quân năm 2021.

Giá cước cho thuê định hạn 1 năm (TC) từ tháng 06/2022 - 06/2023. Đvt: USD/tháng

Nguồn: Fearnleys

Chi phí giá nhiên liệu tàu biển VLSFO và MGO hạ nhiệt sau khi lập đỉnh vào tháng 6/2022. Chi phí nhiên liệu của PVT chiếm tỷ trọng cao, khoảng 40-50% tổng chi phí hoạt động, cùng với việc giá cước thuê hạn định neo mức cao giúp cho biên lợi nhuận gộp sẽ được cải thiện trong thời gian tới.

Giá nhiên liệu tàu biển VLSFO và MGO từ tháng 06/2020 - 06/2023. Đvt: USD/Tấn

Nguồn: Ship&Bunker

Bộ phận Phân tích Doanh nghiệp, Phòng Tư vấn Vietstock

FILI

Các tin tức khác

>   IDV - Đầu tư được hay chưa? (Kỳ 2) (28/06/2023)

>   VEA - Canh mua khi giá rơi về vùng 31,500 - 36,500 (22/06/2023)

>   IDV - Đầu tư được hay chưa? (Kỳ 1) (16/06/2023)

>   DHG - Giá tăng nhiều nhưng vẫn còn hợp lý để đầu tư dài hạn (12/06/2023)

>   GDT - Sóng gió sắp trôi qua? (Kỳ 2) (08/06/2023)

>   VCB - Tiếp tục mạnh hơn thị trường chung (02/06/2023)

>   REE - Triển vọng 2023 không quá lạc quan (31/05/2023)

>   BWE - Triển vọng tích cực (24/05/2023)

>   GDT - Sóng gió sắp trôi qua? (Kỳ 1) (06/06/2023)

>   MBB - Giá đang ở vùng hấp dẫn (22/05/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật