Thứ Năm, 25/05/2023 09:25

Fitch Ratings xem xét hạ bậc tín nhiệm của Mỹ vì căng thẳng trần nợ

Fitch Ratings cho biết có thể hạ bậc tín nhiệm của Mỹ vì căng thẳng chính trị ngày càng leo thang và ngăn cản hai bên tiến tới thỏa thuận nâng trần nợ.

Fitch cho biết: “Việc Mỹ bị đưa vào diện theo dõi hạ bậc là do tinh thần đảng phái chính trị gia tăng, gây cản trở việc đạt được giải pháp nâng hoặc tạm dừng trần nợ dù ngày X đã gần sát”.

 

Theo Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen, ngày X, tức là khi Mỹ vỡ nợ, có thể đến sớm nhất là vào ngày 01/06.

 

Thông báo của Fitch Ratings là “tạt gáo nước lạnh” vào những nhà đàm phán từ Nhà Trắng lẫn Đảng Cộng hòa, Tony Sycamore, Chuyên viên phân tích tại Australia Pty, cho hay. “Nó làm gia tăng tính cấp bách để cả hai bên sát cánh cùng nhau để tiến tới một thỏa thuận, vì nếu không Fitch Ratings sẽ cảm thấy lo ngại và tôi nghĩ thị trường cũng lo ngại”.

Các chuyên gia kinh tế dự báo việc Mỹ vỡ nợ có thể dẫn tới suy thoái, hàng triệu việc làm sẽ “bốc hơi” và chi phí đi vay tăng vọt. Dù vậy, trong quá khứ, Quốc hội Mỹ đã nhiều lần tiến tới thỏa thuận vào phút chót khi áp lực trở nên đủ lớn để buộc các nhà đàm phán tiến tới thỏa thuận.

“Chúng tôi tin rằng ngày càng có khả năng trần nợ không được nâng trước ngày X (01/06) và Chính phủ Mỹ vỡ nợ”, Fitch Ratings cho biết. Hãng xếp hạng tin nhiệm này vẫn kỳ vọng hai bên sẽ tiến tới một thỏa thuận.

 

Thông báo được đưa ra sau khi cuộc đàm phán gần nhất về trần nợ giữa nhóm đại diện cho Tổng thống Joe Biden và Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy không đạt được thỏa thuận nào.

 

Ngày 24/05, ông McCarthy nói rằng các vòng đàm phán để tăng trần nợ đang tiến tới một thỏa thuận, nhưng cả hai bên vẫn xung đột về việc chi tiêu ngân sách. Tuy nhiên, ông McCarthy hy vọng rằng họ sẽ đạt được một thỏa thuận trước thời hạn. Nhưng các thành viên Hạ viện đã được thông báo rằng kỳ nghỉ kéo dài một tuần của họ sẽ bắt đầu vào 25/05, dù họ có thể được gọi quay trở lại để bỏ phiếu.

Vào năm 2011, S&P Global Ratings đã chỉ trích việc hạ xếp hạng AAA cho Mỹ sau một vụ vỡ nợ tương tự. Điều đó đã thúc đẩy việc bán tháo các tài sản rủi ro như cổ phiếu trên khắp thế giới, nhưng lại đẩy trái phiếu Chính phủ Mỹ lên cao khi các nhà đầu tư tìm kiếm nơi trú ẩn an toàn. S&P đã duy trì triển vọng ổn định về xếp hạng của Mỹ trong thông báo gần đây nhất, đồng thời dự đoán một thỏa thuận sẽ được ký kết.

Tuần trước, William Foster, Chuyên viên tín dụng cấp cao tại Moody’s Investors Service, cho biết ông đã lắng nghe những thông tin từ Washington và công ty của ông vẫn giữ nguyên bậc tín nhiệm của Mỹ.

* Thế giới ra sao nếu Mỹ vỡ nợ?

* Nhà Trắng gấp rút đàm phán với Đảng Cộng hòa để tránh vỡ nợ

* Ray Dalio: Trần nợ sẽ được nâng, nhưng nước Mỹ khó thoát cảnh “sụp đổ tài chính”

Kim Dung (Theo Bloomberg)

FILI

Các tin tức khác

>   Lạm phát - “vị khách không mời” tại lễ kỷ niệm 25 năm của ECB (25/05/2023)

>   Thế giới ra sao nếu Mỹ vỡ nợ? (24/05/2023)

>   Hoạt động kinh doanh ở Mỹ tăng cao nhất trong vòng 13 tháng qua (24/05/2023)

>   Quan chức Fed: Mỹ có thể cần thêm 2 đợt nâng lãi suất để đạt mục tiêu lạm phát (23/05/2023)

>   Chủ tịch Hạ viện: Đàm phán trần nợ “hiệu quả”, nhưng chưa có thỏa thuận (23/05/2023)

>   Giới startup xe điện đã chứng minh Warren Buffett đúng (23/05/2023)

>   Một quan chức Fed ủng hộ không nâng lãi suất trong tháng 6 (22/05/2023)

>   Nhà Trắng gấp rút đàm phán với Đảng Cộng hòa để tránh vỡ nợ (22/05/2023)

>   Ông Biden: Đề xuất nợ công của đảng Cộng hòa là không thể chấp nhận (22/05/2023)

>   Trung Quốc cân nhắc phương án xử lý hệ thống quản lý nợ xấu (22/05/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật