Thứ Năm, 25/05/2023 08:56

Lạm phát - “vị khách không mời” tại lễ kỷ niệm 25 năm của ECB

Lạm phát ở khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) đã ở mức 7% trong tháng Tư, giảm từ mức “đỉnh” 10,6% vào tháng 10 năm ngoái, nhưng vẫn còn xa mức mục tiêu 2% của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).

Biểu tượng đồng euro ở phía trước trụ sở Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) tại Frankfurt am Main, Đức. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ kỷ niệm 25 năm ngày thành lập vào ngày 24/5, nhưng tình hình lạm phát tăng cao ở Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) có thể làm giảm không khí lễ hội tại thể chế tài chính này.

Lạm phát ở khu vực Eurozone đã tăng lên các mức cao kỷ lục trong 12 tháng qua, khi căng thẳng giữa Nga và Ukraine đẩy giá năng lượng tăng mạnh và sự phục hồi sau đại dịch COVID-19 đã gây ra nhiều vấn đề về chuỗi cung ứng.

Lạm phát ở khu vực này đã ở mức 7% trong tháng Tư, giảm từ mức “đỉnh” 10,6% vào tháng 10 năm ngoái, nhưng vẫn còn xa mức mục tiêu 2% của ECB.

Tuy nhiên, Chủ tịch ECB Christine Lagarde đã có phát biểu đầy lạc quan trước thềm lễ kỷ niệm, khẳng định ngân hàng này “có lý do để ăn mừng.”

Phát biểu trên chương trình Buitenhof của đài truyền hình Hà Lan hồi tuần trước, bà Lagarde cho biết: "25 năm trước, chúng ta có mục tiêu đem lại sự ổn định về giá, bảo vệ chủ quyền của châu Âu và gắn kết với nhau hơn,” và bà cho rằng ECB đã làm tốt cả ba khía cạnh này.

ECB được thành lập vào năm 1998, chỉ vài tháng trước khi đồng euro được phát hành vào năm sau đó.

Kể từ khi đồng tiền chung ra đời, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người của khu vực Eurozone đã tăng hơn gấp đôi và tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống các mức thấp kỷ lục.

Chủ tịch ECB Christine Lagarde phát biểu trong cuộc họp báo ở Frankfurt am Main, Đức. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Và dù tăng lên các mức cao trong thời gian gần đây, lạm phát trung bình vẫn ở mức 2,05% trong 25 năm hoạt động của ECB, khá gần mức mục tiêu của ngân hàng này.

Tuy nhiên, có thể có những ý kiến phê bình tập trung vào những điều được cho là sai lầm gần đây của ECB, như việc ngân hàng này đã quá chậm trễ trong việc bắt đầu nâng lãi suất, khi tin rằng lạm phát cao chỉ mang tính tạm thời.

Cuối cùng, các nhà hoạch định chính sách của ECB đã phải thực hiện chu kỳ thắt chặt tiền tệ chưa từng có tiền lệ, với mức tăng lãi suất 3,75 điểm phần trăm kể từ tháng Bảy năm ngoái, và được dự đoán sẽ còn nhiều đợt tăng lãi suất nữa./.

Khánh Ly

Vietnamplus

Các tin tức khác

>   Thế giới ra sao nếu Mỹ vỡ nợ? (24/05/2023)

>   Hoạt động kinh doanh ở Mỹ tăng cao nhất trong vòng 13 tháng qua (24/05/2023)

>   Quan chức Fed: Mỹ có thể cần thêm 2 đợt nâng lãi suất để đạt mục tiêu lạm phát (23/05/2023)

>   Chủ tịch Hạ viện: Đàm phán trần nợ “hiệu quả”, nhưng chưa có thỏa thuận (23/05/2023)

>   Giới startup xe điện đã chứng minh Warren Buffett đúng (23/05/2023)

>   Một quan chức Fed ủng hộ không nâng lãi suất trong tháng 6 (22/05/2023)

>   Nhà Trắng gấp rút đàm phán với Đảng Cộng hòa để tránh vỡ nợ (22/05/2023)

>   Ông Biden: Đề xuất nợ công của đảng Cộng hòa là không thể chấp nhận (22/05/2023)

>   Trung Quốc cân nhắc phương án xử lý hệ thống quản lý nợ xấu (22/05/2023)

>   Đàm phán trần nợ bế tắc, Tổng thống Biden định gọi trực tiếp cho Chủ tịch Hạ viện (21/05/2023)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật