Thứ Năm, 08/12/2022 13:22

VPBank trở thành ngân hàng có vốn điều lệ cao nhất hệ thống 

Ngày 28/11/2022, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) có quyết định về việc sửa đổi nội dung Giấy phép thành lập và hoạt động của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank, HOSE: VPB), với vốn điều lệ lên mức 67,434 tỷ đồng.

Với vốn điều lệ 67,434 tỷ đồng, VPBank trở thành ngân hàng có vốn điều lệ cao nhất hệ thống.

Nguồn: VietstockFinance. Đvt: Tỷ đồng

Trước đó, VPBank thông báo 29/09/2022 là ngày đăng ký cuối cùng thực hiện quyền trong đợt phát hành tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu. Ngày giao dịch không hưởng quyền là 28/09/2022.

Tỷ lệ thực hiện quyền là 2:1, cổ đông sở hữu 2 cp phổ thông được hưởng quyền sẽ được nhận thêm 1 cp mới.

VPBank dự kiến phát hành 2.23 tỷ cp với mệnh giá 10,000 đồng/cp. Tổng giá trị phát hành là 22,377 tỷ đồng. Nguồn vốn thực hiện được lấy từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là 21,002 tỷ đồng và nguồn quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ 1,374 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, để thực hiện phát hành cổ phiếu tăng vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu, VPBank cũng đã thông qua nâng tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa lên 17.642%.

Trước đó, NHNN đã có văn bản chấp thuận cho VPBank tăng vốn điều lệ thêm tối đa 22,377 tỷ đồng thông qua phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ nguồn vốn chủ sở hữu đã được ĐHĐCĐ 2022 của VPBank thông qua.

Cũng trong năm nay, VPBank dự kiến phát hành riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài tối đa 15% vốn điều lệ, nâng tổng tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại VPBank lên tối đa 30% vốn điều lệ. Số lượng cổ phiếu phát hành tối đa theo phương án này là 1.19 tỷ cp.

Mức giá phát hành sẽ do HĐQT quyết định theo thoả thuận, đàm phán giữa hai bên nhưng không thấp hơn giá trị sổ sách của VPBank. Số cổ phiếu này sẽ bị hạn chế chuyển nhượng ít nhất 1 năm kể từ ngày hoàn tất đợt phát hành.

Ngân hàng sẽ thực hiện chào bán riêng lẻ cho cổ đông ngoại ngay khi có sự chấp thuận của NHNN và Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, dự kiến thực hiện trong năm 2022.

Sau khi tăng vốn thành công, vốn điều lệ của VPBank dự kiến tăng từ 45,056 tỷ đồng lên 67,433 tỷ đồng, đồng thời trở thành ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất hệ thống.

Trên BCTC hợp nhất, tính đến 30/09/2022, vốn chủ sở hữu của VPBank đã vượt 102,000 tỷ đồng và vốn điều lệ đạt 45,056 tỷ đồng. VPBank cũng đã hoàn tất bán 30 triệu cp quỹ cho cán bộ, nhân viên và đang hoàn tất các bước cuối cùng trả cổ tức bằng cổ phiếu.

Hàn Đông

FILI

Các tin tức khác

>   Lý do nới room tín dụng thêm 1,5-2% toàn hệ thống ngân hàng (08/12/2022)

>   Giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn - Những tác động đến ngân hàng (08/12/2022)

>   Bơm 200.000 tỷ tín dụng lúc này có dễ? (08/12/2022)

>   Sacombank tiếp tục rao bán các khoản nợ, hạ giá KCN Phong Phú (08/12/2022)

>   Vì sao khó thanh lý xe sang, nhà đất của ngân hàng? (07/12/2022)

>   SHB nằm trong Top 50 công ty kinh doanh hiệu quả (07/12/2022)

>   Nới room tín dụng thêm 1,5-2%: Doanh nghiệp như được tiếp thêm oxy (07/12/2022)

>   Lãi suất tiền gửi tiết kiệm “chạy nước rút” trong tháng cuối năm (07/12/2022)

>   Giao dịch 300 triệu đồng phải báo cáo nhằm phòng, chống rửa tiền (06/12/2022)

>   Là Thương hiệu Quốc gia, TPBank còn là “Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa kinh doanh Việt Nam 2022” (06/12/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật