Thứ Năm, 20/10/2022 19:20

Trở thành tỷ phú ở tuổi 26 nhờ những ngôi sao ảo trên YouTube

Riku Tazumi thành lập Anycolor khi vẫn còn là sinh viên đại học và giá cổ phiếu của công ty này đã tăng gấp 8 lần kể từ khi niêm yết tại Tokyo vào tháng 6/2022.

Nhật Bản gần đây có xu hướng yêu thích những ngôi sao ảo trên YouTube hơn là những ngôi sao ngoài đời thực. Nhờ đó, Anycolor Inc. - một công ty đại diện quản lý những người đứng đằng sau những ngôi sao đó - đã sản sinh ra một trong những tỷ phú trẻ nhất nước này. 

Giá cổ phiếu của Anycolor Inc. đã tăng gấp 8 lần kể từ khi niêm yết trên Sàn giao dịch Chứng khoán Tokyo hồi tháng 6/2022, và trở thành một trong những cổ phiếu tăng mạnh nhất trên thị trường. Định giá của công ty này hiện vào khoảng 370 tỷ yên (2.5 tỷ USD). 45% cổ phần mà người sáng lập 26 tuổi, Riku Tazumi, sở hữu hiện trị giá 1.1 tỷ USD, dù đồng yên đã xuống mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ so với USD.

Anycolor chứng kiến đà tăng trưởng ngoạn mục dù các nhà đầu tư có xu hướng tránh xa những cái tên có tốc độ tăng trưởng cao với giá cổ phiếu tăng bằng lần. Đợt IPO hiệu quả của công ty cho thấy sự tin tưởng của thị trường vào khả năng kiếm tiền từ văn hoá anime và thần tượng cũng như khả năng biến những tài sản trí tuệ đó thành nguồn thu lớn và lâu dài. Anycolor hiện quản lý khoảng 140 nhà sáng tạo và mỗi người lại phụ trách xây dựng một nhân vật hoạt hình khác nhau trên YouTube.

Masahiro Hasegawa, chuyên gia phân tích tại công ty nghiên cứu Humanmedia ở Tokyo, cho biết: “Các công ty đại diện lâu nay vẫn một ngành kinh doanh phát triển cực kỳ mạnh ở Nhật Bản. Mọi người đang đặt cược rằng đây là thế hệ tiếp theo của những doanh nghiệp như vậy”.

Điểm thu hút chính của Anycolor Inc đối với các nhà đầu tư là tiềm năng mở rộng ra nước ngoài của công ty, không giống như các công ty đại diện thông thường của Nhật Bản như Johnny & Associates. Johnny cùng với các nhóm nhạc thần tượng, bao gồm Arashi và Snow Man, có lượng người hâm mộ khổng lồ ở Nhật Bản nhưng xuất hiện rất hạn chế ở thị trường bên ngoài Nhật Bản.

Trong báo cáo thu nhập đầu tiên được công bố vào tháng 9, Anycolor ghi nhận lợi nhuận hoạt động tăng gần gấp ba lần lên 2.1 tỷ yên trong quý 2/2022, từ mức 842 triệu yên của cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu cho dịch vụ toàn cầu bằng tiếng Anh - được người xem cả trong và ngoài nước sử dụng - tăng gấp đôi lên khoảng 1.6 tỷ yên so với quý trước đó. Giá cổ phiếu Anycolor tăng 46% trong ba ngày sau đó.

Tomoichiro Kubota, chuyên gia phân tích cấp cao tại Matsui Securities, cho biết: “Công ty đã có một bước nhảy vọt về doanh thu kinh doanh toàn cầu. Mọi người đang dự báo rằng Anycolor đang hướng tới thời kỳ phát triển lớn mạnh hơn và đang tích luỹ cổ phiếu của chính mình”.

Sự nổi tiếng của Anycolor được thúc đẩy bởi các nhân vật ảo biểu diễn trên YouTube dưới tên thương hiệu Nijisanji. Những VTubers này, hay ngôi sao ảo trên YouTuber, thường vừa chơi trò chơi điện tử trực tuyến vừa tích cực tương tác với những khán giả đang xem họ livestream. Nó tương tự như những người chơi trò chơi phát trực tuyến trên Twitch của Amazon.com Inc., nhưng trên một nền tảng khác và với sự hấp dẫn bắt nguồn từ anime.

Theo Kubota, không có nhiều doanh nghiệp thành công trong việc kiếm tiền thông qua YouTube, nhưng những nhân vật thần tượng ảo này cho phép Anycolor không cần quá quan tâm đến doanh thu quảng cáo, vì họ có thể bán hàng cho người hâm mộ. Đồng thời, Anycolor không cần chi tiêu nhiều cho các VTuber để tổ chức chương trình ca nhạc lớn ngoài đời thực hoặc biểu diễn trên truyền hình như các ban nhạc thông thường vẫn làm. Công ty báo cáo tỷ suất lợi nhuận hoạt động là 36% trong quý 2/2022.

“So với người tiêu dùng bình thường, những người hâm mộ có xu hướng tăng chi trong thu nhập khả dụng của họ cho những ngôi sao này hơn. Như vậy, mô hình kinh doanh hoạt động của Anycolor đã cho thấy hiệu quả”, Hasegawa của Humanmedia nói. “Và bây giờ, chúng ta đang thấy văn hóa này bắt đầu lan rộng ra nước ngoài”.

Bilibili Inc. của Trung Quốc, nhà cung cấp dịch vụ giải trí trực tuyến bao gồm cả VTuber, cũng chứng kiến ​​giá cổ phiếu tăng mạnh trong thời kỳ đại dịch COVID-19 bùng phát, trước khi giảm mạnh hơn 90% khi nền kinh tế toàn cầu suy yếu, dẫn tới thua lỗ. Công ty có thể bị buộc phải hủy niêm yết trên sàn Nasdaq do căng thẳng Mỹ - Trung, song họ đang tìm cách niêm yết tại Hồng Kông.

Người sáng lập của Anycolor, Tazumi, thành lập công ty tại Tokyo vào năm 2017, khi anh vẫn còn là sinh viên đại học. Ban đầu, công ty được đặt tên là Ichikara với mục đích sử dụng anime như là cánh cổng để trở thành một công ty giải trí thế hệ tiếp theo mà không bị ràng buộc bởi yếu tố truyền thống của ngành”, Tazumi viết trên website của công ty.

Kim Dung (Theo Bloomberg)

FILI

Các tin tức khác

>   Khi startup Việt hưởng lợi từ TikTok Shop (19/10/2022)

>   Giới trẻ mất niềm tin vào chứng khoán (13/10/2022)

>   Mua chứng khoán số lẻ hàng thập phân qua ứng dụng fintech, cần lưu ý gì? (23/09/2022)

>   Warren Buffett: Khi chứng khoán lao dốc, đừng xem bảng điện quá nhiều (19/09/2022)

>   Lối đi mới cho chăn nuôi (03/09/2022)

>   “Trái đắng” của việc làm giàu siêu tốc: Lừa đảo núp bóng khóa học (28/07/2022)

>   Những cuốn băng video bất ngờ… sốt trở lại! (15/07/2022)

>   Một người trả 19 triệu USD để được ăn trưa cùng Warren Buffett (18/06/2022)

>   Tỷ phú Warren Buffett đưa ra lời khuyên cho những người trẻ tuổi: Đừng bỏ mặc tâm trí và cơ thể (16/06/2022)

>   Công cụ mới giúp Doanh nghiệp tránh rủi ro khi hợp tác nước ngoài (12/05/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật