Thứ Tư, 19/10/2022 09:05

Khi startup Việt hưởng lợi từ TikTok Shop

Khi TikTok Shop của “gã khổng lồ” internet Trung Quốc ByteDance nhận thấy sức hút điên cuồng của họ chỉ trong vòng vài tháng kể từ khi ra mắt tại Việt Nam, các công ty hỗ trợ triển khai hoạt động kinh doanh thương mại điện tử tại đây đã nhanh chóng tham gia vào mô hình mua sắm kết hợp giải trí của nền tảng này.

Số lượng người dùng tăng mạnh mẽ từ TikTok 

Một số công ty hỗ trợ triển khai hoạt động kinh doanh thương mại điện tử như KiotViet, OnPoint, Synagie và Sapo cùng nhiều cái tên khác, đã và đang triển khai các giải pháp để giúp người bán tham gia mô hình mua sắm tương tác của TikTok Shop.

Nền tảng quản lý và bán hàng đa kênh của Việt Nam Sapo Technology, được hậu thuẫn bởi Smilegate Investment, đã chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ về số lượng người bán sử dụng phần mở rộng (add-on) tích hợp TikTok Shop. Trên thực tế, số lượng người dùng mới TikTok Shop đã chạm, thậm chí vượt qua số người dùng mới Shopee trong những tháng qua, theo nhà sáng lập kiêm CEO Trần Trọng Tuyến. Số lượng đơn hàng qua TikTok Shop trong vòng hệ thống Sapo cũng tăng gần 20 lần sau 3 tháng ra mắt, anh nói Deal Street Asia.

Trong khi đó, OnPoint đã ra mắt nhiều thương hiệu  trên TikTok Shop và cung cấp các giải pháp trọn gói, bao gồm quản lý cửa hàng, phát trực tiếp, tiếp thị và xử lý đơn đặt hàng. Tháng 6, OnPoint kết thúc vòng gọi vốn Series B với số vốn 50 triệu USD từ SeaTown Private Capital Master Fund.

KiotViet là startup B2B của Việt Nam được KKR hậu thuẫn và là một nền tảng thương mại dành cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa. KiotViet cũng đã triển khai các giải pháp quản lý đơn hàng trên TikTok Shop. Giải pháp của họ nhằm giải quyết những điểm khó khăn liên quan đến quản lý kho dữ liệu và tình trạng đơn hàng, vốn là những vấn đề dẫn đến sự sai lệch và thất thoát, bất kể lượng đơn hàng cực kỳ lớn.

Synagie, công ty hỗ trợ triển khai thương mại điện tử có trụ sở ở Singapore đã phục vụ 600 thương hiệu trên khắp thị trường Đông Nam Á, vừa công bố Chương trình ươm tạo TikTok Shop trong khu vực này, nhằm giúp các thương hiệu đẩy nhanh hành trình thương mại xã hội của họ. Đồng sáng lập kiêm CEO của Synagie, Olive Tai nói với Deal Street Asia rằng TikTok Shop cho phép nhưng công ty như Synagie điều chỉnh mô hình kinh doanh và mở rộng dịch vụ sang một kênh bán hàng kỹ thuật số khác có lưu lượng truy cập và mức độ tương tác cao.

Synagie tuyên bố sở hữu cơ sở dữ liệu gồm gần 6,000 nhà sáng tạo nội dung nano và micro khắp Đông Nam Á – là những người giúp các thương hiệu tổ chức nội dung. Kể từ khi ra mắt chương trình này vào tháng 7/2022, công ty đã nói chuyện với hơn 20 thương hiệu đang tìm cách gia nhập nền tảng này.

Cuộc chơi quan trọng của TikTok ở Việt Nam

TikTok, với phạm vi tiếp cận quảng cáo ở Đông Nam Á tới 265.6 triệu người dùng, có thể đã sẵn sàng cho một cuộc chơi quan trọng ở Việt Nam, thị trường mà tổng giá trị hàng hoá thương mại điện tử dự kiến đạt 56 tỷ USD vào năm 2026.

Dự báo chiếm 1/3 nhóm người trong độ tuổi lao động của Việt Nam vào năm 2025, thế hệ GenZ có thể được xem là những người tích cực hưởng ứng xu hướng mua sắm kết hợp giải trí. Khi được Deal Street Asia phỏng vấn, người phát ngôn ủa TikTok Việt Nam từ chối cung cấp thông tin chi tiết liên quan đến số lượng người dùng trên nền tảng thương mại điện tử của hãng kể từ khi ra mắt. “TikTok Shop vẫn đang trong giai đoạn đầu của thị trường,” người này cho hay.

Trong khi đó, Bloomberg đưa tin rằng TikTok có kế hoạch tăng tổng khối lượng hàng hóa thương mại điện tử của mình lên 2 tỷ USD trong năm nay và 23 tỷ USD vào năm 2023. Và, Đông Nam Á có thể được định vị để đóng góp lớn cho sự tăng trưởng đó nhờ nhân khẩu học và xu hướng số hóa nhanh chóng. Trong nửa đầu năm 2022, TikTok Shop đã ra mắt tại Thái Lan, Việt Nam, Malaysia và Singapore.

Indonesia, Việt Nam, Philippines và Thái Lan nằm trong nhóm 10 quốc gia có người dùng TikTok tích cực nhất ở Đông Nam Á, theo báo cáo của Datareportal.com. Việt Nam có 49.6 triệu người dùng TikTok đang hoạt động và Indonesia có 106.9 triệu người dùng.

Kể từ tháng 8, TikTok khởi động một số sự kiện mua sắm lớn trong khu vực để thu hút người mua sắm đến với sàn thương mại điện tử này. Trong đó bao gồm chiến dịch "Săn sale 8/8" kéo dài một tuần ở Singapore, chương trình khuyến mại Sama kéo dài 12 ngày ở Malaysia và Ngày Siêu mua sắm 09/09 ở một số quốc gia khác. Theo báo cáo của Caixin Global, các chiến dịch bán hàng giúp tăng gấp đôi, gấp ba tổng khối lượng hàng hóa trung bình hàng ngày của TikTok Shop.

Các thương hiệu và người bán nhỏ hơn, đặc biệt là những người có chuỗi cung ứng từ Trung Quốc, cũng bắt đầu tận dụng lưu lượng người dùng rẻ hoặc miễn phí do TikTok cung cấp.

Ví dụ, Hồng Nhung, 25 tuổi, là một nhân viên văn phòng và cũng là một người chơi TikTok với 10.000 người theo dõi. Trung bình, cô ấy có thể kiếm được khoảng 4 – 5 triệu đồng mỗi tháng bằng cách đánh giá các loại mỹ phẩm và phụ kiện thời trang trên TikTok.

Tương tự, TikTok Shop được cho là đã đóng góp tới 20% doanh thu cho nền tảng thương mại điện tử FuniMart, CEO của công ty này nói với truyền thông.

Xu hướng mua sắm kết hợp giải trí

Mô hình mua sắm kết hợp giải trí của TikTok Shop được ước tính là cơ hội trị giá 1 ngàn tỷ USD ở châu Á – Thái Bình Dương. Mô hình này nhằm chuyển đổi một phần thời gian xem nội dung của người tiêu dùng thành hoạt động mua hàng trên sàn thương mại điện tử. Trên TikTok Shop, các thương hiệu và người bán tạo nội dung hấp dẫn dưới dạng video dài 20 – 30 giây để giúp người dùng giải trí trên nền tảng TikTok.

Theo một nghiên cứu của TikTok-Material, 61% người dùng TikTok tham gia vào các hành vi thương mại điện tử trên nền tảng này, 56% người dùng sử dụng nền tảng này để khám phá các sản phẩm hoặc thương hiệu mới, và gần một nửa người dùng sẵn sàng tạo đơn mua hàng qua TikTok trong vài tháng tới.

Tuy nhiên, mô hình này vẫn phải đối mặt với thách thức. Theo CEO Sapo Trần Trọng Tuyến, do tỷ lệ mua sắm mà không suy nghĩ cẩn thận cao nên tỷ lệ trả lại đơn hàng từ TikTok Shop cũng cao hơn nhiều so với các nền tảng thương mại điện tử khác. Theo đó, Sapo đã phát triển các công cụ hỗ trợ người bán quản lý việc trả lại đơn hàng và gửi cảnh báo về những khách hàng có tỷ lệ trả lại đơn cao.

Trong bối cảnh nhiều người chuyển sang TikTok một cách tự nhiên để khám phá, nghiên cứu và đánh giá sản phẩm, cơ hội rõ ràng là người dùng không muốn TikTok chỉ xuất hiện trong hành trình mua sắm trên sàn thương mại điện tử, mà họ muốn TikTok trở thành nơi để họ mua sắm, theo các chuyên gia.

“Chúng tôi khá chắc chắn về khả năng TikTok cuối cùng sẽ chuyển đổi thành một nền tảng thương mại điện tử chính thức giống như Shopee hay Lazada. Câu hỏi đặt ra là ban điều hành của ByteDance quyết tâm như thế nào trong việc xây dựng sàn thương mại điện tử TikTok. Cho đến nay, chúng tôi thấy họ có vẻ khá quyết tâm”, Jianggan Li, người sáng lập kiêm giám đốc điều hành của Momentum Works, nói.

Kim Dung (Theo Deal Street Asia)

FILI

Các tin tức khác

>   Giới trẻ mất niềm tin vào chứng khoán (13/10/2022)

>   Mua chứng khoán số lẻ hàng thập phân qua ứng dụng fintech, cần lưu ý gì? (23/09/2022)

>   Warren Buffett: Khi chứng khoán lao dốc, đừng xem bảng điện quá nhiều (19/09/2022)

>   Lối đi mới cho chăn nuôi (03/09/2022)

>   “Trái đắng” của việc làm giàu siêu tốc: Lừa đảo núp bóng khóa học (28/07/2022)

>   Những cuốn băng video bất ngờ… sốt trở lại! (15/07/2022)

>   Một người trả 19 triệu USD để được ăn trưa cùng Warren Buffett (18/06/2022)

>   Tỷ phú Warren Buffett đưa ra lời khuyên cho những người trẻ tuổi: Đừng bỏ mặc tâm trí và cơ thể (16/06/2022)

>   Công cụ mới giúp Doanh nghiệp tránh rủi ro khi hợp tác nước ngoài (12/05/2022)

>   Đầu tư bất động sản theo 'cơn sốt': Cẩn trọng với đòn bẩy tài chính (11/04/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật