Thứ Năm, 08/09/2022 20:26

NHTW châu Âu nâng lãi suất 75 điểm cơ bản

Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) thông báo nâng lãi suất 75 điểm cơ bản trong ngày thứ Năm (08/09), qua đó nâng lãi suất tiền gửi chuẩn lên 0.75%.

“Bước nâng mạnh lãi suất này nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi từ trạng thái lãi suất mang tính hỗ trợ cao sang trạng thái kìm hãm để kéo lạm phát trở về mục tiêu trung hạn 2%”, ECB cho biết trong một tuyên bố.

NHTW này “kỳ vọng sẽ tiếp tục nâng lãi suất vì lạm phát vẫn còn quá cao và có thể dao động trên mức mục tiêu trong một giai đoạn kéo dài”.

Bên cạnh quyết định nâng lãi suất, họ cũng nâng kỳ vọng lạm phát, dự báo lạm phát đạt trung bình 8.1% trong năm 2022 và 5.5% trong năm 2023 và 2.3% trong năm 2024.

Trước đó, thị trường phần lớn đã phản ánh khả năng nâng 75 điểm cơ bản, với Euro gần như đi ngang so với Bảng Anh và tăng nhẹ so với USD lên 1.0005 USD. Trong ngày 05/09, Euro rớt xuống dưới 99 xu Mỹ lần đầu tiên trong 20 năm.

Tại cuộc họp tháng 7/2022, ECB đã nâng lãi suất từ -0.5% lên 0%. Trước đó, NHTW châu Âu đã giữ lãi suất chuẩn ở phạm vi âm kể từ năm 2014, với mục đích thúc đẩy chi tiêu và chống lạm phát thấp. Giờ thì mọi thứ đã đảo chiều, với chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại khu vực đồng Euro tăng 9.1% trong tháng 8/2022, đánh dấu 9 tháng lập kỷ lục liên tiếp về lạm phát.

Lạm phát được thúc đẩy bởi đà tăng vọt của giá năng lượng, nhất là kể từ sau cuộc chiến tranh ở Ukraine hồi tháng 2/2022. Đà tăng của lạm phát hiện cũng lan rộng sang nhiều lĩnh vực khác như quần áo, thực phẩm, xe hơi, đồ gia dụng và dịch vụ. Các yếu tố như cú sốc chuỗi cung ứng và tác động gián tiếp từ các đợt nắng nóng cũng góp phần đẩy giá cả leo thang.

Động thái của ECB cho thấy họ sẵn sàng hy sinh tăng trưởng để chống lại áp lực về giá cả.

GDP tại Eurozone tăng 0.8% trong quý 2/2022. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia nhận định suy thoái là không thể tránh khỏi trong vài tháng tới khi sức mua của người tiêu dùng bị bào mòn và doanh nghiệp khó nâng giá để chuyển bớt chi phí.

Cũng như tại Mỹ, những lời cảnh báo vẫn xuất hiện tại châu Âu dù rằng thị trường lao động tăng trưởng mạnh và tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp kỷ lục 6.6%.

“ECB và các NHTW khác đang bị giằng co giữa nhu cầu kéo giảm lạm phát và rủi ro suy thoái ngày càng tăng”, Willem Sels, Giám đốc đầu tư tại HSBC, cho hay.

“Giá khí đốt tăng rất mạnh và chúng tôi biết ECB đang lo ngại rằng lạm phát cao sẽ đẩy tiền lương lên cao hơn. Điều này rồi sẽ càng khiến áp lực lạm phát bám dai dẳng hơn. Chính sách tiền tệ lại thường có độ trễ và các thống đốc ECB có lẽ cho rằng tốt hơn là nên nâng mạnh lãi suất trước và kết thúc quá trình nâng trước khi kết thúc năm 2022”, ông nói thêm.

Vũ Hạo (Theo CNBC)

FILI

Các tin tức khác

>   Vì sao Trung Quốc vẫn phong tỏa nhiều thành phố (08/09/2022)

>   Kịch bản Fed nâng 75 điểm cơ bản trong tháng 9 đang thắng thế (08/09/2022)

>   Phó Chủ tịch Fed hứa ngăn chặn lạm phát đến cùng (08/09/2022)

>   Fed: Kinh tế Mỹ sẽ 'hạ nhiệt' cả tăng trưởng lẫn lạm phát vào cuối năm (08/09/2022)

>   Lạm phát Mỹ hạ nhiệt nhờ kinh tế Trung Quốc lao đao (08/09/2022)

>   Châu Âu trả giá đắt để đối phó với khủng hoảng năng lượng (07/09/2022)

>   Goldman Sachs: ''Hoá đơn'' năng lượng của EU sẽ tăng 2.000 tỷ USD cho tới năm 2023 (07/09/2022)

>   Vì sao dân Lebanon hững hờ với ngân hàng? (07/09/2022)

>   Giấc mộng lớn của Trung Quốc thêm xa vời (07/09/2022)

>   Cước vận tải biển đã giảm 60% từ đầu năm 2022 (06/09/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật