Thứ Tư, 07/09/2022 11:34

Goldman Sachs: ''Hoá đơn'' năng lượng của EU sẽ tăng 2.000 tỷ USD cho tới năm 2023

Chi phí cho các loại năng lượng của các hộ gia đình tại Liên minh châu Âu (EU) sẽ tăng khoảng 2.000 tỷ USD cho tới năm 2023, theo các chuyên gia tại Goldman Sachs Group Inc.

Người dân châu Âu vật lộn với hóa đơn năng lượng tăng vọt

Báo cáo phân tích mới được công bố của Goldman Sachs Group Inc cho biết, vào thời kỳ đỉnh điểm, chi phí cho các loại năng lượng của EU sẽ tương đương 15% GDP khối này.

“Theo quan điểm của chúng tôi, thị trường đang đánh giá thấp mức độ nghiêm trọng và những hệ luỵ của cuộc khủng hoảng năng lượng hiện tại. Đây sẽ là cuộc khủng hoảng sâu sắc hơn cả khủng hoảng dầu mỏ những năm 1970”, báo cáo của Goldman Sachs cho biết.

Theo các chuyên gia tại Goldman Sachs, giới đầu tư chứng khoán đã quá lạc quan vào tác động của các chính sách hỗ trợ giá năng lượng hiện tại, bao gồm các việc trợ cấp giá điện, xăng dầu…

Việc chi phí cho năng lượng ngày càng gia tăng buộc chính phủ các quốc gia châu Âu cần nhanh chóng hành động để giảm bớt áp lực cho người tiêu dùng và doanh nghiệp. Bộ trưởng năng lượng các quốc gia thành viên EU sẽ họp mặt vào ngày thứ Sáu (9/9) để thảo luận các giải pháp, bao gồm việc áp đặt giá trần năng lượng và can thiệp vào các thị trường giao dịch năng lượng.

Giá điện ở châu Âu được xác định trên thị trường giao dịch. Nguyên tắc định giá dựa vào nguồn cung có mức giá cao nhất trên thị trường đóng vai trò quan trọng quyết định mức giá cuối cùng mà người tiêu dùng phải trả. Trong bối cảnh hiện tại, mức giá đắt nhất đến từ các nhà máy điện sử dụng khí đốt, vốn chiếm khoảng 24% thị phần của EU.

Việc áp đặt giá trần năng lượng có thể giúp EU tiết kiệm được khoảng 650 tỷ euro chi phí và phần nào giảm bớt nỗi lo của người tiêu dùng, cho phép chính phủ các quốc gia có thể thời gian để có thể xoay sở giữa khủng hoảng năng lượng.

Trước đó, ngày 6/9, Bộ trưởng Công Thương Cộng hoà Séc, nước đang giữ ghế Chủ tịch luân phiên Hội đồng Liên minh châu Âu cho biết, hiện có 2 đề xuất về cách thức áp giá trần năng lượng trong EU, bao gồm việc tách giá khí đốt khỏi giá điện của các nhà máy sản xuất điện bằng khí đốt (có nghĩa là giá khí đốt cao cũng không ảnh hưởng đến giá điện) hoặc áp giá trần đối với các nhà sản xuất điện có chi phí thấp hơn như sản xuất điện từ các nguồn năng lượng tái tạo, hạt nhân hay than đá.

Ủy ban châu Âu vẫn chưa công bố kế hoạch chi tiết về cải cách thị trường năng lượng, nhưng một số quốc gia thành viên đang thúc đẩy áp đặt mức trần tạm thời đối với giá bán buôn khí đốt.  EU cũng đang xem xét các biện pháp tách giá điện với giá khí đốt và tính đến các nguồn năng lượng khác.

Một số quốc gia thành viên EU đã đưa ra các biện pháp giảm giá riêng, nhưng Brussels cho rằng, các nước thành viên EU hợp tác với nhau sẽ hiệu quả hơn.

Tư Thuần

Báo Đầu Tư

Các tin tức khác

>   Vì sao dân Lebanon hững hờ với ngân hàng? (07/09/2022)

>   Giấc mộng lớn của Trung Quốc thêm xa vời (07/09/2022)

>   Cước vận tải biển đã giảm 60% từ đầu năm 2022 (06/09/2022)

>   Nga thu về giá trị gần 160 tỷ USD từ xuất khẩu năng lượng (06/09/2022)

>   Lạm phát của Thái Lan lên mức cao nhất trong 14 năm (06/09/2022)

>   Chức thủ tướng Anh gọi tên bà Liz Truss (05/09/2022)

>   Nhân dân tệ mất giá, đe dọa tới xuất khẩu của thị trường mới nổi (05/09/2022)

>   Vượt Anh, Ấn Độ trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới (05/09/2022)

>   Hơn 4,800 doanh nghiệp Trung Quốc báo lãi giảm mạnh (05/09/2022)

>   Bùng nổ nhà ở xã hội giá 'triệu đô' trên thế giới (05/09/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật