Thứ Bảy, 10/09/2022 09:42

Các nền kinh tế lớn nhất EU kiên quyết áp thuế doanh nghiệp tối thiểu

Các bộ trưởng tài chính của Pháp, Đức, Italy, Tây Ban Nha và Hà Lan cho biết sẽ vẫn áp mức thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu vào năm tới như cam kết.

Trụ sở Ủy ban châu Âu tại Brussels, Bỉ. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Giới chức 5 nền kinh tế lớn nhất Liên minh châu Âu (EU) tuyên bố sẽ áp mức thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu vào năm 2023 ngay cả khi Hungary tiếp tục phản đối đề xuất này.

Trong tuyên bố chung đưa ra ngày 9/9 bên lề cuộc họp với các đối tác của EU ở Prague (Cộng hòa Séc), các bộ trưởng tài chính của Pháp, Đức, Italy, Tây Ban Nha và Hà Lan cho biết sẽ vẫn áp mức thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu vào năm tới như cam kết, nếu EU không đạt được sự nhất trí trong những tuần tới.

Tuyên bố khẳng định 5 nước này sẵn sàng thực thi cam kết bằng "bất kỳ công cụ pháp lý nào."

Các quan chức Pháp trước đó đã đề cập khả năng cùng với Đức, Italy, Tây Ban Nha và Hà Lan xúc tiến 1 quy trình pháp lý tại EU cho phép yêu cầu sự hợp tác của ít nhất 10 quốc gia thành viên.

Các nước này cũng tính đến khả năng thông qua việc áp mức thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu tại nghị viện mỗi nước.

Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire tuyên bố: "Công bằng trong chính sách thuế là ưu tiên của EU," đồng thời khẳng định mức thuế doanh nghiệp tối thiểu sẽ được áp dụng vào năm tới trên toàn châu Âu hoặc ở từng quốc gia.

Tháng Sáu vừa qua, Hungary đã ngăn chặn việc thông qua mức áp thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu 15% trên toàn EU, với lý do đề xuất này có thể gây tổn hại cho nền kinh tế châu Âu.

Cải cách thuế doanh nghiệp toàn cầu do Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) khởi xướng và đã được gần 140 quốc gia (tương đương 90% nền kinh tế toàn cầu) nhất trí vào năm ngoái.

Kế hoạch này được cho là có thể thúc đẩy các nền kinh tế phục hồi sau đại dịch COVID-19.

Cải cách nhằm vào các công ty đa quốc gia lớn và tránh việc các nước áp dụng mức thuế thấp để thu hút doanh nghiệp. Cải cách được xây dựng dựa trên 2 trụ cột.

Trụ cột đầu tiên nhằm phân bổ lại 25% lợi nhuận của các công ty đa quốc gia lớn nhất thế giới để đảm bảo các công ty này trả phần thuế công bằng, bất kể vận hành và sinh lợi nhuận ở đâu.

Trụ cột thứ 2 nhằm mục đích thiết lập thuế suất doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu 15%, áp dụng đối với các công ty có thu nhập từ 750 triệu euro (870 triệu USD) trở lên.

Ước tính, mức thuế này sẽ giúp các chính phủ bổ sung khoảng 150 tỷ USD/năm thu nhập từ thuế./.

Phan An

Vietnam+

Các tin tức khác

>   ECB tăng lãi suất mạnh chưa từng có: Kinh tế châu Âu sẽ ra sao? (10/09/2022)

>   Kinh tế Anh sẽ ra sao sau khi Nữ hoàng băng hà (09/09/2022)

>   [Infographic] Quốc gia nào thống trị thị trường pin mặt trời toàn cầu? (10/09/2022)

>   Người tiêu dùng Mỹ hưởng lợi khi giá USD tăng (09/09/2022)

>   Hong Kong là nền kinh tế tự do nhất thế giới trong 28 năm liên tiếp (09/09/2022)

>   Châu Âu có thể áp giá trần thế nào để giảm chi phí năng lượng cao kỷ lục? (09/09/2022)

>   Tín hiệu của một cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu (09/09/2022)

>   Nữ hoàng Anh Elizabeth II băng hà (09/09/2022)

>   NHTW châu Âu nâng lãi suất 75 điểm cơ bản (08/09/2022)

>   Vì sao Trung Quốc vẫn phong tỏa nhiều thành phố (08/09/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật