Thứ Tư, 20/07/2022 07:00

Dầu tăng 1% lên cao nhất trong 2 tuần

Giá dầu tăng 1% lên cao nhất trong 2 tuần trong phiên biến động ngày thứ Ba (19/7), khi thị trường tập trung nhiều hơn vào tình trạng nguồn cung khan hiếm và đồng USD suy yếu, hơn là những lo ngại về suy thoái kinh tế sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu dầu.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Ba, hợp đồng dầu Brent tiến 1% lên 107.35 USD/thùng. Hợp đồng dầu WTI cộng 1.6% lên 104.22 USD/thùng.

Dầu Brent khép phiên ở mức cao nhất kể từ ngày 04/7/2022 và dầu WTI đóng cửa ở mức cao nhất kể từ ngày 08/7/2022.

Giá dầu tăng đột biến, được hỗ trợ bỏi những lo ngại về nguồn cung do các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga, tuy nhiên lại bị áp lực bởi những nỗ lực của các ngân hàng trung ương trên toàn cầu nhằm kiềm chế lạm phát đã làm dấy lên lo ngại rằng khả năng suy thoái có thể làm giảm nhu cầu năng lượng.

Đồng USD đã giảm xuống mức thấp nhất trong 2 tuần, qua đó thúc đẩy nhu cầu dầu vì làm cho dầu ít đắt đỏ hơn đối với người mua đang sử dụng những đồng tiền khác.

Trong một động thái có thể gây ra vấn đề đối với nguồn cung, Giám đốc điều hành mới Farhat Bengdara của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Libya đã từ chối những thách thức đối với nhiệm kỳ của mình và điều hành nối lại hoạt động một số mỏ và cảng đã bị đóng cửa.

Tuần trước, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đến thăm nhà xuất khẩu dầu hàng đầu Ả-rập Xê-út, nhà lãnh đạo thực tế của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), nơi xuất khẩu dầu thô trong tháng 5 đã giảm xuống mức đáy 4 tháng là 7.050 triệu thùng/ngày.

Ông Biden hy vọng đạt được một thoả thuận về việc nâng sản lượng dầu để điều chỉnh giảm giá nhiên liệu, nhưng không nhận được sự đảm bảo rõ ràng từ các quan chức Ả-rập Xê-út. Bộ trưởng ngoại giao Ả-rập Xê-út cho biết ông không thấy thiếu dầu thô trên thị trường, chỉ là thiếu công suất lọc dầu.

Tại Mỹ, kỳ vọng tăng dự trữ dầu thô đã gây áp lực lên giá dầu. Các chuyên gia phân tích tham gia cuộc thăm dò của Reuters dự báo dự trữ dầu thô tại Mỹ tăng 1.4 triệu thùng trong tuần trước.

Hồi đầu phiên, giá dầu đã giảm do dữ liệu kinh tế yếu kém từ nhiều nơi trên thế giới.

Theo đó, hoạt động xây dựng nhà ở mới của Mỹ trong tháng 6 đã giảm xuống mức thấp nhất trong 9 tháng. Tại Trung Quốc, thị trường chứng khoán giảm điểm do các nhà đầu tư nước ngoài bán tháo cổ phiếu nhiều nhất trong hơn 1 tháng. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo rằng bất kỳ hành động nào của Nga nhằm ngừng cung cấp khí đột cho châu Âu sẽ gây ra sự suy giảm kinh tế ở một số quốc gia.

An Trần (Theo CNBC)

FILI

Các tin tức khác

>   Chuyên gia: 'Dầu sẽ vọt lên 140 USD nếu áp giá trần với dầu Nga' (19/07/2022)

>   Tập đoàn Gazprom của Nga không cung ứng dầu cho châu Âu vì “bất khả kháng” (19/07/2022)

>   Phó thủ tướng Lê Minh Khái: Chưa điều chỉnh tăng giá điện (19/07/2022)

>   Dầu vọt hơn 5% do lo ngại nguồn cung từ Nga và đồng USD suy yếu (19/07/2022)

>   Dầu vọt hơn 5% do lo ngại nguồn cung từ Nga và đồng USD suy yếu (19/07/2022)

>   Hiệu ứng domino của cú sốc giá dầu (18/07/2022)

>   Dầu tăng 2.5% khi Ả-rập Xê-út không thể tăng ngay sản lượng (16/07/2022)

>   Bộ Tài chính đề xuất giảm 10% thuế nhập khẩu ưu đãi với xăng (15/07/2022)

>   Đề xuất giảm 10% thuế nhập khẩu ưu đãi với xăng (15/07/2022)

>   Nguồn cung từ Nga giảm, Đức cảnh báo năm 2023 giá khí đốt tăng gấp 3 lần (15/07/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật