Thứ Ba, 19/07/2022 10:34

Tập đoàn Gazprom của Nga không cung ứng dầu cho châu Âu vì “bất khả kháng”

Tập đoàn Gazprom thông báo việc không thể đảm bảo nguồn cung khí đốt cho châu Âu vì các tình huống “quá bất thường”, theo một bức thư do Reuters có được. Điều này như rót thêm căng thẳng vào cuộc chiến giữa Nga và phương Tây.

Trong lá thư công bố vào ngày 14/07, tập đoàn khí đốt Nga Gazprom tuyên bố tình trạng bất khả kháng đối với nguồn cung từ ngày 14/06. Gazprom không thể hoàn thành nghĩa vụ của tập đoàn này do những vụ việc "bất thường" xảy ra ngoài tầm kiểm soát.

Thông tin này được đưa ra trong bối cảnh Nord Stream 1, đường ống dẫn khí đốt từ Nga tới Đức, đang trải qua giai đoạn bảo dưỡng định kỳ kéo dài 10 ngày.

Lá thư của Gazprom càng làm dấy lên nỗi lo sợ rằng Moscow có thể không khởi động lại đường ống dẫn Nord Stream 1 khi chấm dứt giai đoạn bảo dưỡng. Đây có thể là một biện pháp đáp trả lại các lệnh trừng phạt mà phương Tây áp đặt lên Nga vì cuộc chiến ở Ukraine, qua đó càng làm trậm trọng thêm cuộc khủng hoảng năng lượng tại lục địa này và có thể đẩy họ vào suy thoái.

Bất khả kháng là điều khoản được đính kèm trong các hợp đồng để loại bỏ trách nhiệm đối với các tình huống không thể tránh khỏi, gây ra gián đoạn với tiến trình dự kiến và ngăn các bên tham gia thực hiện nghĩa vụ.

Gazprom chưa bình luận về thông tin trên.

Nguồn cung dầu khí từ Nga thông qua các tuyến đường chính đã giảm trong vài tháng qua, bao gồm cả thông qua tuyến đường Ukraine và Belarus và thông qua đường ống Nord Stream 1. Nguồn tin khác cho biết tình trạng bất khả kháng liên quan tới nguồn cung được truyền dẫn qua đường ống Nord Stream 1.

“Thông tin trên như gợi ý rằng nguồn cung dầu khí thông qua đường ống Nord Stream 1 có thể không được nối lại sau giai đoạn bảo dưỡng”, Hans van Cleef, Chuyên gia kinh tế cấp cao tại ABN Amro, cho hay.

"Tùy vào những tình huống bất thường để tuyên bố điều kiện bất khả kháng, cũng như các vấn đề mang tính kỹ thuật hay chính trị, điều này có thể là bước leo thang tiếp theo giữa Nga với châu Âu và Đức", ông van Cleef nhận định.

Uniper, doanh nghiệp nhập khẩu khí đốt Nga lớn nhất của Đức, thông báo đã nhận được thư của Gazprom và tuyên bố điều này vô lý. Công ty sản xuất điện RWE – một doanh nghiệp cũng nhập khí đốt Nga – thông báo đã nhận được thư của Gazprom và từ chối bình luận.

Ngày 14/06, Gazprom đã cắt giảm 40% lưu lượng khí đốt qua Nord Stream 1, thời điểm tập đoàn Nga tuyên bố là ngày bắt đầu sự kiện bất khả kháng. Gazprom đổ lỗi cho các lệnh trừng phạt, cho rằng chúng khiến họ giảm nguồn cung khí đốt, khi hãng Siemens Energy chậm trả lại tua-bin khí sau khi bảo trì tại Canada.

Các nguồn tin cho biết Canada đã chuyển tua-bin khí đến Đức ngày 17/07 bằng máy bay sau khi hoàn tất bảo dưỡng. Tua-bin khí nói trên sẽ được chuyển từ Đức tới Nga sau 5-7 ngày với điều kiện không có vấn đề gì về hậu cần và hải quan.

Ngày 18/07, Bộ Kinh tế Đức thông báo không thể cung cấp thông tin chi tiết về vị trí của tua-bin khí. Phát ngôn viên của Bộ Kinh tế Đức cho biết đây là một bộ phận thay thế chỉ được sử dụng từ tháng 9. Điều này có nghĩa là thiếu nó không phải lý do khiến dòng khí đốt qua Nord Stream 1 sụt giảm trước đợt bảo trì.

Trước đó, ngày 11/07, Gazprom thông báo thông báo ngừng cấp khí đốt qua đường ống Nord Stream 1 để bảo trì thường niên tới ngày 21/07. Các công ty đối tác của Gazprom tại Italy và Áo cùng ngày cho biết tập đoàn năng lượng Nga giảm nguồn cung khí đốt cho họ do bảo trì đường ống Nord Stream 1.

Vũ Hạo (Theo Reuters)

FILI

Các tin tức khác

>   Phó thủ tướng Lê Minh Khái: Chưa điều chỉnh tăng giá điện (19/07/2022)

>   Dầu vọt hơn 5% do lo ngại nguồn cung từ Nga và đồng USD suy yếu (19/07/2022)

>   Dầu vọt hơn 5% do lo ngại nguồn cung từ Nga và đồng USD suy yếu (19/07/2022)

>   Hiệu ứng domino của cú sốc giá dầu (18/07/2022)

>   Dầu tăng 2.5% khi Ả-rập Xê-út không thể tăng ngay sản lượng (16/07/2022)

>   Bộ Tài chính đề xuất giảm 10% thuế nhập khẩu ưu đãi với xăng (15/07/2022)

>   Đề xuất giảm 10% thuế nhập khẩu ưu đãi với xăng (15/07/2022)

>   Nguồn cung từ Nga giảm, Đức cảnh báo năm 2023 giá khí đốt tăng gấp 3 lần (15/07/2022)

>   Dầu suy giảm trước khả năng nâng lãi suất (15/07/2022)

>   Nguyên nhân khiến dầu thế giới bắt đầu giảm giá sau thời gian tăng mạnh (14/07/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật