Thứ Sáu, 15/07/2022 09:23

Nguồn cung từ Nga giảm, Đức cảnh báo năm 2023 giá khí đốt tăng gấp 3 lần

Ngày 14/7, Cơ quan quản lý mạng lưới liên bang Đức (Bundesnetzagentur) ra thông báo cho biết, sau khi Nga dừng cung cấp khí đốt qua đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 (Nord Stream 1), mức độ lấp đầy các cơ sở tích trữ khí đốt ở Đức đã bị giảm đi, thậm chí một số cơ sở còn phải bơm ra thị trường. Cơ quan này cảnh báo giá khí đốt có thể sẽ tăng ít nhất gấp 3 lần trong năm tới.

Đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 1 tại Lubmin, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN

Phóng viên tại Đức dẫn thông báo của Bundesnetzagentur cho biết lượng khí đốt được lấy ra nhiều hơn so với lượng chuyển vào khiến lượng tích trữ khí đốt giảm xuống và việc đạt được mức dự trữ cần thiết cho mùa Đông trở nên khó khăn hơn. Hiện mức độ lấp đầy các bể chứa ở Đức là 64,5%. Trong thời gian Nord Stream 1 phải đóng cửa để thực hiện công tác bảo trì, không có lượng khí đốt tự nhiên nào được vận chuyển tới Đức qua tuyến đường ống này mà chỉ có từ những tuyến vận chuyển khác như đường ống Yamal hoặc tuyến vận chuyển qua Ukraine.

Tuy nhiên, Bundesnetzagentur cho biết nguồn cung khí đốt tại Đức nhìn chung vẫn "ổn định" và an ninh nguồn cung vẫn đảm bảo. Dù vậy, tình hình đang căng thẳng và không loại trừ khả năng sẽ ngày càng xấu đi. Trong bối cảnh đó, giá năng lượng sẽ tăng đáng kể và các doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng sẽ phải tự điều chỉnh.

Từ năm 2021 đến nay, giá năng lượng ở châu Âu, đặc biệt ở Đức, đã tăng cao, một phần do cuộc khủng hoảng toàn cầu. Sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine và bị phương Tây áp đặt nhiều lệnh trừng phạt, thị trường năng lượng càng trở nên tồi tệ hơn. Hiện 1kw điện thu được từ khí đốt có giá khoảng 22 xu, cao gấp 4 lần so với năm 2021.

Theo ước tính của Bundesnetzagentur, các khoản thanh toán trước hằng tháng của người tiêu dùng khí đốt sẽ tăng ít nhất gấp 3 lần trong năm tới. Chủ tịch Bundesnetzagentur, ông Klaus Müller, cho biết những khách hàng hiện đang trả 1.500 euro/năm cho khí đốt sẽ trả lên thành 4.500 euro hoặc hơn, và đây "hoàn toàn là thực tế" có thể xảy ra. Cũng theo ông Klaus Müller, dù người tiêu dùng không phải trả đủ ngay lập tức song họ vẫn phải trả ở một thời điểm nào đó. Vì thế, ông kêu gọi người tiêu dùng tăng cường tiết kiệm để giảm thiểu chi phí phải trả. Trong thời gian tới, Đức sẽ tiếp tục nhập khí đốt từ Na Uy và các trạm khí đốt từ Bỉ hoặc Hà Lan.

Mạnh Hùng

TTXVN

Các tin tức khác

>   Dầu suy giảm trước khả năng nâng lãi suất (15/07/2022)

>   Nguyên nhân khiến dầu thế giới bắt đầu giảm giá sau thời gian tăng mạnh (14/07/2022)

>   Đề xuất bỏ Quỹ bình ổn giá xăng dầu (14/07/2022)

>   Dầu khởi sắc bất chấp dữ liệu lạm phát nóng tại Mỹ (14/07/2022)

>   Giá khí đốt tăng vọt ở quốc gia nhiên liệu từng rẻ hơn nước đóng chai (13/07/2022)

>   Dầu sụt hơn 7% khi đồng USD tăng vọt (13/07/2022)

>   Xăng giảm hơn 3.000 đồng/lít, giá hàng hóa, dịch vụ có giảm theo? (13/07/2022)

>   Giảm hơn 7%, dầu Brent và WTI đồng loạt rớt mốc 100 USD (12/07/2022)

>   Cảnh báo giá dầu toàn cầu có thể tăng tới 40% (12/07/2022)

>   Xử lý nghiêm cửa hàng xăng nếu để hết xăng 2 ngày (12/07/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật