Thứ Sáu, 15/07/2022 07:50

Dầu suy giảm trước khả năng nâng lãi suất

Giá dầu suy giảm vào ngày thứ Năm (14/7), nhưng gần như đã xóa gần hết tất cả mức giảm sau khi sụt hơn 4 USD vào đầu phiên, khi nhà đầu tư tập trung vào triền vọng về một đợt nâng lãi suất lớn của Mỹ vào cuối tháng này có thể ngăn chặn lạm phát, nhưng đồng thời cũng ảnh hưởng đến nhu cầu dầu.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Năm, hợp đồng dầu Brent lùi 47 xu (tương đương 0.5%) xuống 99.10 USD/thùng, đóng cửa dưới mốc 100 USD/thùng phiên thứ 3 liên tiếp.

Hợp đồng dầu WTI mất 52 xu (tương đương 0.5%) còn 95.78 USD/thùng.

Cả 2 hợp đồng đều chạm các mức đáy vào ngày thứ Năm, thấp hơn mức đóng cửa ngày 23/2, một ngày trước khi Nga xung đột với Ukraine, với dầu Brent ghi nhận mức thấp nhất kể từ ngày 21/02.

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) được cho là đang tăng cường đối phó với lạm phát cao trong hơn 40 năm với việc nâng lãi suất thêm 100 điểm cơ bản trong tháng này sau khi một báo cáo lạm phát cho thấy áp lực giá đang gia tăng. Cuộc họp chính sách của Fed dự kiến diễn ra vào ngày 26-27/7.

Việc Fed nâng lãi suất dự kiến được đưa ra sau một động thái tương tự của Ngân hàng trung ương Canada, vốn đã gây bất ngờ cho thị trường vào ngày thứ Tư (13/7).

Giá dầu đã giảm trong 2 tuần qua do lo ngại suy thoái kinh tế mặc dù xuất khẩu dầu thô và các sản phẩm tinh chế giảm từ Nga trong bối cảnh các lệnh trừng phạt phương Tây và gián đoạn nguồn cung ở Libya.

Nhà đầu tư cũng đổ xô vào đồng USD, thường được xem là kênh tài sản trú ẩn an toàn. Chỉ số đồng USD đã chạm mức đỉnh 20 năm vào ngày 13/7, làm việc mua dầu trở nên đắt đỏ hơn dối với những người mua nước ngoài, nhưng đã giảm nhẹ vào ngày thứ Năm.

Tại châu Âu, các tín hiệu cũng cho thấy nhu cầu suy giảm với việc Ủy ban châu Âu hạ dự báo tăng trưởng kinh tế và nâng tỷ lệ lạm phát dự kiến lên 7.6%.

Những lo ngại về các lệnh phong tỏa Covid-19 ở nhiều thành phố của Trung Quốc cũng ảnh hưởng tiêu cực đến giá dầu.

Nhập khẩu dầu thô hàng ngày của Trung Quốc trong tháng 6 đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 7/2018, khi các nhà máy lọc dầu dự đoán các lệnh phong tỏa sẽ hạn chế nhu cầu, dữ liệu hải quan cho thấy vào ngày 13/7.

Dữ liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cũng cho thấy nhu cầu đang suy giảm, với nguồn cung sản phẩm giảm xuống 18.7 triệu thùng/ngày, mức thấp nhất kể từ tháng 6/2021. Dự trữ dầu thô tăng, được hỗ trợ bởi một đợt giải phóng lớn khác từ kho dự trữ chiến lược.

Tổng thống Mỹ Joe Biden vào ngày 15/7 sẽ bay đến Ả-rập Xê-út, nơi ông sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh các đồng minh vùng Vịnh vaf kêu gọi các nước này bơm thêm dầu.

Tuy nhiên, công suất dự phòng của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đang thấp, với phần lớn các nhà sản xuất đang hoạt động với công suất tối đa, và không rõ Ả-rập Xê-út có thể nhanh chóng đưa thêm bao nhiêu vào thị trường.

An Trần (theo CNBC)

FILI

Các tin tức khác

>   Nguyên nhân khiến dầu thế giới bắt đầu giảm giá sau thời gian tăng mạnh (14/07/2022)

>   Đề xuất bỏ Quỹ bình ổn giá xăng dầu (14/07/2022)

>   Dầu khởi sắc bất chấp dữ liệu lạm phát nóng tại Mỹ (14/07/2022)

>   Giá khí đốt tăng vọt ở quốc gia nhiên liệu từng rẻ hơn nước đóng chai (13/07/2022)

>   Dầu sụt hơn 7% khi đồng USD tăng vọt (13/07/2022)

>   Xăng giảm hơn 3.000 đồng/lít, giá hàng hóa, dịch vụ có giảm theo? (13/07/2022)

>   Giảm hơn 7%, dầu Brent và WTI đồng loạt rớt mốc 100 USD (12/07/2022)

>   Cảnh báo giá dầu toàn cầu có thể tăng tới 40% (12/07/2022)

>   Xử lý nghiêm cửa hàng xăng nếu để hết xăng 2 ngày (12/07/2022)

>   Tây Âu 'bên bờ vực' nếu đường ống Nord Stream ngừng hoạt động kéo dài (12/07/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật