Thứ Bảy, 16/07/2022 07:22

Dầu tăng 2.5% khi Ả-rập Xê-út không thể tăng ngay sản lượng

Giá dầu tăng 2.5% vào ngày thứ Sáu (15/7), sau khi một quan chứ Mỹ nói với Reuters rằng sản lượng dầu của Ả-rập Xê-út không thể tăng ngay lập tứ như kỳ vọng, và khi nhà đầu tư đặt câu hỏi liệu Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) có còn dư địa để tăng đáng kể sản lượng dầu thô hay không.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Sáu, hợp đồng dầu Brent tiến 2.50 USD (tương đương 2.5%) lên 101.60 USD/thùng. Hợp đồng dầu WTI cộng 2.38 USD (tương đương 2.5%) lên 98.16 USD/thùng.

Cả 2 hợp đồng dầu đề ghi nhận tuần giảm mạnh nhất trong khoảng 1 tháng, chủ yếu là do lo ngại trước đó trong tuần rằng một cuộc suy thoái gần xảy ra sẽ làm giảm nhu cầu.

Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ hạ cánh xuống Jeddah vào cuối ngày thứ Sáu và dự kiến sẽ kêu gọi Ả-rập Xê-út bơm thêm dầu.

Tuy nhiên, Mỹ không mong đợi Ả-rập Xê-út ngay lập tức nâng sản lượng dầu và đang chú ý theo dõi kết quả cuộc họp tiếp theo của OPEC+ diễn ra vào ngày 03/8, một quan chức Mỹ nói với Reuters.

Nhận định được đưa ra vào thời điểm công suất dự phòng của các thành viên OPEC đang cạn kiệt.

Dẫu vậy, Mỹ có thể đảm bảo cam kết rằng OPEC sẽ thúc đẩy sản lượng trong những tháng tới với hy vọng sẽ cung cấp tín hiệu cho thị trường rằng nguồn cung sẽ có nếu cần thiết.

Nhũng nhà hoạch định chính sách “diều hâu” nhất của Fed vào ngày 14/7 nói rằng họ ủng hộ mức nâng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản tại cuộc họp chính sách tháng này, chứ không phải mức tăng lãi suất lớn hơn mà nhà đầu tư đã định giá sau khi một báo cáo vào ngày 13/7 cho thấy lạm phát tăng nhanh.

Lo ngại rằng Fed có thể chọn nâng lãi suất 100 điểm cơ bản trong tháng này và dữ liệu kinh tế yếu kém đã khiến dầu Brent và dầu WTI sụt hơn 5 USD vào ngày 14/7, thấp hơn mức đóng cửa ngày 23/02/2022, một ngày trước khi nổ ra xung đột Nga – Ukraine, mặc dù cả 2 hợp đồng gần như đã xoá sạch mức giảm vào cuối phiên.

Tuy nhiên, các chuyên gia phân tích dự báo áp lực tiếp tục lên giá dầu từ những lo ngại về nền kinh tế toàn cầu.

Tâm lý thị trường tiêu cực cũng theo sau một đợt bùng phát Covid-19 mới ở Trung Quốc, điều này đã cản trở đà phục hồi nhu cầu.

Sản lượng lọc dầu của Trung Quốc trong tháng 6 sụt gần 10% so với cùng kỳ năm trước, với sản lượng trong nửa đầu năm giảm 6%, lần đầu tiên giảm ít nhất kể từ năm 2011.

An Trần (Theo CNBC)

FILI

Các tin tức khác

>   Bộ Tài chính đề xuất giảm 10% thuế nhập khẩu ưu đãi với xăng (15/07/2022)

>   Đề xuất giảm 10% thuế nhập khẩu ưu đãi với xăng (15/07/2022)

>   Nguồn cung từ Nga giảm, Đức cảnh báo năm 2023 giá khí đốt tăng gấp 3 lần (15/07/2022)

>   Dầu suy giảm trước khả năng nâng lãi suất (15/07/2022)

>   Nguyên nhân khiến dầu thế giới bắt đầu giảm giá sau thời gian tăng mạnh (14/07/2022)

>   Đề xuất bỏ Quỹ bình ổn giá xăng dầu (14/07/2022)

>   Dầu khởi sắc bất chấp dữ liệu lạm phát nóng tại Mỹ (14/07/2022)

>   Giá khí đốt tăng vọt ở quốc gia nhiên liệu từng rẻ hơn nước đóng chai (13/07/2022)

>   Dầu sụt hơn 7% khi đồng USD tăng vọt (13/07/2022)

>   Xăng giảm hơn 3.000 đồng/lít, giá hàng hóa, dịch vụ có giảm theo? (13/07/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật