Thứ Hai, 25/04/2022 15:22

Nhịp đập Thị trường 25/04: Cổ phiếu giảm sàn la liệt

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 68.31 điểm, xuống mức 1,310.92 điểm; HNX-Index giảm 21.61 điểm, xuống 337.51 điểm. Độ rộng toàn thị trường nghiêng hẳn về bên bán với 792 mã giảm (242 mã sàn) và 192 mã tăng. Trong rổ VN30, số mã kịch sàn chiếm hơn ½ với 16 giảm sàn và 14 mã giảm đỏ.

* Vì sao chứng khoán bị bán tháo ồ ạt?

Khối lượng giao dịch của VN-Index đạt hơn 761 triệu đơn vị, với giá trị gần 22 ngàn tỷ đồng. HNX-Index ghi nhận khối lượng giao dịch đạt hơn 108.6 triệu đơn vị, với giá trị giao dịch đạt hơn 2.3 ngàn tỷ đồng.

Chứng kiến áp lực bán tháo ồ ạt, các cổ phiếu giảm sàn la liệt. Chỉ số VN-Index một lần nữa lao dốc mạnh ngay phiên giao dịch đầu tuần. Kết phiên, trong top những cổ phiếu ảnh hưởng đến VN-Index, GAS, HPG, BID, VPB, TCB… kịch sàn hàng loạt và lấy đi hơn 26 điểm.

Chỉ số HNX-Index cũng diễn biến tiêu cực khi mất hơn 6%, đây cũng là phiên giảm mạnh nhất của chỉ số kể từ phiên 28/01/2021. Trong đó, THD giảm 9.41% lấy đi hơn 3.2 điểm, IDC giảm 9.9% lấy đi hơn 1.48 điểm, VCS giảm 8.33% lấy đi hơn 1.28 điểm…

Sự tiêu cực xuất hiện trên hầu hết các nhóm ngành. Trong đó, nhóm chứng khoán giảm mạnh nhất thị trường, nhóm này có 24 mã giảm giảm nhưng có đến 19 mã giảm sàn gồm VND, VIX, SSI, HCM, BVS, CTS… Ngược lại, sắc xanh duy nhất đến từ cổ phiếu ART (+4.1%).

Nhóm công nghệ thông tin cũng lao dốc theo thị trường, với 8 mã giảm đỏ và 7 mã kịch sàn. Ông lớn FPT cũng không tránh khỏi đà bán thảo của thị trường khi kịch sàn 6.9%, ELC, DST, EID, CMG, CTR cũng chung màu xanh dương.

Ngược lại, nhóm cổ phiếu “họ FLC” ngược dòng thị trường khi sắc xanh lan tỏa đều lên các mã. KLF kết phiên tăng 5.4%, ART tăng 4.1%, FLC tăng 2.9%, AMD tăng 2.4%, ROS tăng 1.8%.

Về giao dịch của khối ngoại, khối này mua ròng tổng cộng 214.6 tỷ đồng trên sàn HOSE, trong đó SBT và VRE là hai mã được mua ròng nhiều nhất. Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng 14.4 tỷ đồng, trong đó PVS là mã được mua ròng nhiều nhất.

Diễn biến các nhóm ngành cuối phiên 25/04.
Nguồn: VietstockFinance

Thủng mốc 1,300

Chỉ số VN-Index tạm mất mốc 1,300 điểm lúc 14h22 khi số mã giảm sàn đã lên 212 mã.

Nguồn: VietstockFinance
Biến động các nhóm ngành lúc 14h25
Nguồn: VietstockFinance

14h: Bán tháo diện rộng, VN-Index giảm hơn 70 điểm

Đến 13h55, toàn thị trường đang rơi vào trạng thái bi quan cùng cực khi đà bán tháo xuất hiện trên diện rộng.

Đã có 769 mã giảm điểm lúc này, trong đó 165 mã giảm sàn. Chỉ số VN-Index đã giảm hơn 70 điểm, tương ứng hơn 5.3%. Nếu mức giảm này duy trì hết phiên, đây sẽ là phiên giảm mạnh nhất của thị trường trong hơn 1 năm qua, kể ngày 28/01/2021.

13h15: Lực bán ồ ạt, VN-Index mất hơn 50 điểm

Tiếp tục phiên chiều, toàn thị trường tiếp tục lao dốc mạnh. VN-Index hiện giảm hơn 50 điểm, HNX-Index giảm hơn 10 điểm.

Sắc đỏ áp đảo tuyệt đối tại rổ VN30, các mã BVH, FPT, GVRPNJ đã xuất hiện mức giá sàn. Các mã còn lại đều lao dốc với mức giảm phổ biến trên 3%.

Phiên sáng: Hàng loạt cổ phiếu nằm sàn, VN-Index giảm sâu

Lực bán tăng mạnh kéo thị trường giảm sâu. Kết phiên sáng, VN-Index giảm mạnh 33.03 điểm, tạm dừng chân ở mức 1,346.20 điểm; Trong khi đó, HNX-Index giảm 5.29 điểm, dừng chân tại mức 353.83 điểm.

Độ rộng toàn thị trường kết phiên sáng nghiêng về bên bán với 565 mã giảm và 279 mã tăng. Sắc đỏ cũng chiếm ưu thế hoàn toàn trong rổ VN30 với 29 mã giảm và 1 mã đứng giá.

Khối lượng giao dịch của VN-Index ghi nhận trong phiên sáng đạt gần 298 triệu đơn vị, với giá trị hơn 9 ngàn tỷ đồng. HNX-Index ghi nhận khối lượng giao dịch đạt hơn 47 triệu đơn vị, với giá trị giao dịch đạt hơn 887 tỷ đồng.

kết phiên sáng 25/4, các Large Cap như GAS, VPB, VCB hay FPT đều đang là những mã có tác động tiêu cực nhất đến VN-Index. Ở chiều ngược lại, BCM, PGVFLC là những cổ phiếu có ảnh hưởng tích cực nhất.

Về nhóm ngành, hàng loạt cổ phiếu trong các nhóm như thủy sản, may mặc hay phân bón cùng nằm sàn la liệt. Có thể kể đến một số mã như ANV, VHC, IDI, DCM, DPM, TNG, GIL

Diễn biến các nhóm ngành cuối phiên sáng 25/04.
Nguồn: VietstockFinance

Khép lại phiên sáng, chế biến thủy sản là ngành giảm mạnh nhất thị trường với mức giảm 6.71%. Ngược lại, dịch vụ lưu trú, ăn uống, giải trí là ngành tăng mạnh nhất với mức tăng 0.15%.

Khối ngoại bán ròng nhẹ hơn 17 tỷ đồng trên sàn HOSE, trong đó DXGHPG là hai mã bị bán ròng nhiều nhất. Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng hơn 3 tỷ đồng, trong đó PVS là mã được mua ròng nhiều nhất.

10h20: Áp lực bán tăng mạnh

Tâm lý bi quan vẫn chưa kết thúc với nhà đầu tư khiến thị trường tiếp tục rung lắc. VN-Index giảm hơn 10 điểm và HNX-Index giảm gần 1 điểm.

Nhóm ngành công nghệ và thông tin đang giao dịch kém tích cực khi hầu hết các mã thuộc nhóm này đều chìm trong sắc đỏ. CTRELC giảm kịch sàn, CMG giảm gần 5%, FPT giảm hơn 3%... FPT cũng là mã ảnh hưởng tiêu cực nhất đến VN30-Index khi lấy đi gần 3 điểm.

Ngành bán lẻ cũng chịu chung sức ép điều chỉnh với VGCHAX giảm gần 3%, FRTMWG giảm gần 4%, MWG cũng là mã ảnh hưởng xấu đến chỉ số VN30 khi làm mất gần 2 điểm của chỉ số.

Ngược lại, mặc dù giá dầu Brent thế giới đang lùi về mốc 100 USD/thùng, tuy nhiên, một số cổ phiếu dầu khí lại cho thấy sự trái chiều khi PVDPVS tăng hơn 1%, BSR tăng nhẹ dưới 1%, PVC tăng hơn 3%.

So với đầu phiên, lực bán đang nhỉnh hơn. Số mã giảm đang là 391 mã và số mã tăng là 355 mã.

9h30: Sụt giảm đầu phiên

Các chỉ số chính trên thị trường Châu Âu và Châu Mỹ đều giao dịch trong sắc đỏ. VN-Index cũng mở cửa phiên giao dịch ngày 25/04/2022 với mức giảm nhẹ.

Bên bán cũng đang chiếm ưu thế trong rổ VN30 với 18 mã giảm, 7 mã tăng và 5 mã đứng giá. Trong đó, GAS đang là cổ phiếu có mức giảm mạnh nhất khi sụt hơn 3%. Theo sau là các mã PNJ, FPT, PDRSAB. Ở chiều ngược lại, MBB, VIC, POW là những cổ phiếu tăng giá mạnh nhất rổ.

Sắc xanh đang chiếm ưu thế ở nhóm bất động sản, VIC, VHM, NVL, BCM đều đang tăng tuy vậy nhóm này vẫn chưa thật sự hưng phấn.

Về nhóm ngành, chế biến thủy sản nối tiếp đà giảm từ phiên cuối tuần trước, các cổ phiếu trong nhóm đều giảm giá mạnh. Trong đó có nhiều mã nằm sàn như ANV, ACL. Một số cổ phiếu khác như FMC lao dốc gần 6%, VHCIDI cùng lùi hơn 4%…

Trong khi đó, nhóm cổ phiếu họ FLC có phiên hồi phục thứ 2 liên tiếp. ARTKLF đang hiện sắc tím, AMD, FLC, HAI hay ROS cùng tăng mạnh ở mức 4%-5%.

Lý Hỏa

FILI

Các tin tức khác

>   Thị trường chứng quyền Tuần 25-29/04/2022: Triển vọng ngắn hạn sẽ cải thiện? (24/04/2022)

>   Vietstock Weekly 25-29/04/2022: Xu hướng tăng có thể bị đảo ngược (24/04/2022)

>   Chứng khoán phái sinh Tuần 25-29/04/2022: Tâm lý giằng co vẫn còn (23/04/2022)

>   Chứng khoán Tuần 18-22/04/2022: Tâm lý bi quan chi phối thị trường (22/04/2022)

>   Nhịp đập Thị trường 22/04: Mua ròng 4 phiên liền, khối ngoại đang gom hàng giá rẻ? (22/04/2022)

>   Vietstock Daily 22/04/2022: Tốt xấu đan xen (21/04/2022)

>   Chứng khoán phái sinh Ngày 22/04/2022: Không thể ngăn cản phe Short (21/04/2022)

>   Thị trường chứng quyền 22/04/2022: Thận trọng là cần thiết (21/04/2022)

>   Nhịp đập Thị trường 21/04: Thêm một phiên ATC không yên bình (21/04/2022)

>   Vietstock Daily 21/04/2022: Nguy cơ tiếp tục điều chỉnh vẫn còn (20/04/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật