Thứ Ba, 05/04/2022 13:46

Lạm phát Thổ Nhĩ Kỳ vượt 61% trong tháng 3

Lạm phát tại Thổ Nhĩ Kỳ chạm mức cao nhất trong vòng 20 năm qua, khi đà tăng của giá năng lượng và lương thực tạo thêm thách thức kinh tế cho chính quyền của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan.

Trong tháng 3, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Thổ Nhĩ Kỳ tăng 61% so với cùng kỳ. Con số này cao hơn so với mức 54% trong tháng 2 và là mức cao nhất kể từ tháng 3/2002.

Giá thực phẩm, vốn chiếm 25% trong rổ lạm hàng hóa tính lạm phát của Thổ Nhĩ Kỳ, đã tăng 70% so với cùng kỳ năm trước. Giá năng lượng tăng 103% và chi phí vận tải tăng 99%.

Đà tăng vọt của giá hàng hóa quốc tế đang tác động nặng nề tới Thổ Nhĩ Kỳ - quốc gia nhập khẩu gần như toàn bộ dầu và khí đốt từ nước ngoài.

Trong khi đó, dữ liệu giá sản xuất (PPI) tăng gần 115% so với cùng kỳ trong tháng 3/2022.

Bình luận về con số lạm phát chính thức được công bố trong ngày 04/04 này, Bộ trưởng Tài chính Nureddin Nebati cho biết Thổ Nhĩ Kỳ đã phải trải qua “giai đoạn bất thường” vì phải đối mặt với đại dịch Covid-19 và sau đó là xung đột tại Ukraine.

Các chính trị gia đảng đối lập cho rằng mức lạm phát thật sự còn cao hơn so với con số công bố. Ali Babacan, cựu Bộ trưởng Kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ, cho rằng đà tăng giá cả đã vượt khỏi tầm kiểm soát.

Chuyên gia Veli Agbaba cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ đang “dần dần rơi vào tình trạng siêu lạm phát” – vốn được định nghĩa là lạm phát giai đoạn 12 tháng cao hơn 50% trong vài tháng liên tiếp.

Các chuyên viên phân tích tại Goldman Sachs kỳ vọng lạm phát sẽ vượt 65% và “sẽ dao động trên mức này trong phần lớn thời gian của năm 2022” trước khi giảm về mức 45% trong tháng 12/2022.

Trên thực tế, lạm phát của Thổ Nhĩ Kỳ vốn đã rất cao ngay cả trước khi xung đột Nga-Ukraine đẩy giá hàng hóa tăng vọt.

NHTW nước này hạ lãi suất 5 điểm phần trăm trong những tháng cuối năm 2021 khi Tổng thống Erdogan yêu cầu các nhà hoạch định chính sách ưu tiên tăng trưởng kinh tế bất chấp áp lực giá cả.

Với lãi suất cho vay chuẩn của NHTW ở mức 14%, lãi suất thực của Thổ Nhĩ Kỳ đang âm 47% khi tính tới lạm phát tháng 3. Lãi suất thực âm quá lớn sẽ gây thêm áp lực lên đồng Lira. Từ đầu năm 2022, đồng Lira đã giảm 9% so với USD.

Vũ Hạo (Theo Reuters)

FILI

Các tin tức khác

>   Tháo chạy khỏi Nga, hãng dầu lửa khổng lồ của Mỹ mất 4 tỷ USD (05/04/2022)

>   Triển vọng kinh tế vĩ mô của nước Mỹ (09/04/2022)

>   Thấm đòn trừng phạt, kinh tế Nga bắt đầu lao dốc mạnh (05/04/2022)

>   Ông Zelensky đến thăm Bucha, tuyên bố 'khó đàm phán với Nga' (05/04/2022)

>   Sợ lệnh trừng phạt, hàng loạt tàu Nga đua nhau đổi cờ (04/04/2022)

>   Các lý thuyết “dị” truy tìm triệu chứng suy thoái kinh tế (04/04/2022)

>   Thời trang “quay vòng” trong nền kinh tế tuần hoàn (04/04/2022)

>   Thống đốc NHTW và nội các Sri Lanka đồng loạt từ chức (04/04/2022)

>   Ukraine thông báo thiệt hại kinh tế mới do chiến sự với Nga (04/04/2022)

>   Xung đột Nga-Ukraine và Covid đè nặng lên chuỗi cung ứng    (04/04/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật