Thứ Tư, 13/04/2022 15:55

Lạm phát tại Anh cán mốc 7% vì giá năng lượng

Lạm phát tại Anh tăng lên mức 7% trong tháng 3/2022, mức cao nhất trong 30 năm qua, khi giá năng lượng và thực phẩm tiếp tục bào mòn túi tiền của người tiêu dùng và gây tình thế tiến thoái lưỡng nan cho các nhà hoạch định chính sách.

Cụ thể, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 1.1% so với tháng trước, cao hơn dự báo 0.7% của các chuyên gia kinh tế tham gia cuộc thăm dò của Reuters. So với cùng kỳ, CPI Anh tăng 7%, cao hơn dự báo tăng 6.7% của các chuyên gia kinh tế. Đây là mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 3/1992, cao hơn mức 6.2% của tháng trước.

Từ ngày 01/04/2022, Cơ quan điều hành năng lượng Anh tăng mức trần giá năng lượng tại các hộ gia đình thêm 54% sau đà tăng vọt của giá năng lượng.

Cảm thấy sức nóng từ lạm phát, Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) nâng lãi suất tại 3 cuộc họp chính sách liên tiếp, tăng lãi suất từ 0.1% lên 0.75%.

Các NHTW trên thế giới cũng đang phải cân bằng giữa việc đối phó với lạm phát và duy trì tăng trưởng kinh tế. Đây là thách thức rất lớn khi xung đột Nga-Ukraine kìm hãm đà hồi phục kinh tế và thúc đẩy giá hàng hóa tăng mạnh.

Boris Glass, Chuyên gia kinh tế cấp cao tại S&P Global Ratings, cho biết lạm phát tại Anh có khả năng tiếp tục tăng và duy trì ở mức cao kỷ lục trong cả năm 2022.

“Việc nâng mức trần giá năng lượng sẽ thúc đẩy lạm phát tăng thêm trong tháng 4. Đà tăng của lạm phát sẽ tác động mạnh tới ngân sách của hộ gia đình, nhất là những hộ gia đình có thu nhập thấp và đã cạn tiền tiết kiệm”, Glass cho biết trong ngày 13/04.

Ông dự báo lạm phát có thể bắt đầu giảm vào mùa đông tới nếu giá năng lượng toàn cầu quay đầu giảm.

Tuy nhiên, ngay cả khi quay đầu giảm, lạm phát vẫn sẽ cao hơn nhiều so với mục tiêu của NHTW trong năm 2022-2023, ông Glass dự báo. Ông cũng cho rằng nếu mức trần giá năng lượng tiếp tục được nâng lên vào tháng 10/2022, lạm phát sẽ giảm chậm hơn và kéo dài lâu hơn.

“NHTW Anh đang lo ngại về lạm phát trong trung hạn. Mức lạm phát cao hiện tại chủ yếu là do giá năng lượng toàn cầu, đồng thời các hàng hóa nội địa cũng đang trên đà tăng mạnh”, ông Glass nói thêm/

Cú sốc về nguồn cung vì cuộc chiến Nga-Ukraine có thể đẩy lạm phát duy trì ở mức cao trong thời gian dài hơn, Ambrose Crofton, Chuyên gia chiến lược thị trường toàn cầu tại JPMorgan Asset Management, cho hay.

Nga cũng đóng vai trò chủ chốt trong việc cung ứng kim loại công nghiệp và phân bón, ông Crofton lưu ý. “Do đó, người tiêu dùng có khả năng chứng kiến áp lực tăng mạnh hơn của giá hàng hóa và thực phẩm trong vài tháng tới”, ông cho biết.

Vũ Hạo (Theo CNBC)

FILI

Các tin tức khác

>   Lạm phát tại Trung Quốc có thể thay đổi cuộc chơi của kinh tế thế giới (13/04/2022)

>   Rủi ro suy thoái kinh tế của Mỹ đang tăng lên mức đáng lo ngại (13/04/2022)

>   Liệu Huawei có tiếp bước Nokia và Ericsson dừng hoạt động kinh doanh mới ở Nga? (13/04/2022)

>   Thế khó của ngân hàng trung ương Trung Quốc (13/04/2022)

>   CPI Mỹ tăng 8.5% trong tháng 3, cao nhất kể từ năm 1981 (12/04/2022)

>   Dự báo kinh tế Nga sẽ suy giảm mạnh nhất kể từ năm 1994 (12/04/2022)

>   Sức nóng của lạm phát và động thái cứng rắn từ các NHTW (14/04/2022)

>   Sri Lanka tuyên bố vỡ nợ (12/04/2022)

>   Nga sẽ kiện ra tòa nếu bị phương Tây ép vào cảnh vỡ nợ (12/04/2022)

>   WTO: Thương mại toàn cầu sẽ giảm tốc vì xung đột Nga-Ukraine (12/04/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật