Thứ Ba, 12/04/2022 23:32

CPI Mỹ tăng 8.5% trong tháng 3, cao nhất kể từ năm 1981

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng mạnh nhất trong vòng 41 năm qua, dữ liệu từ Bộ Lao động Mỹ cho thấy.

Cụ thể, CPI tháng 3 của Mỹ tăng 8.5% so với cùng kỳ năm trước, vượt dự báo tăng 8.4% từ Dow Jones. Nếu không tính đến thực phẩm và năng lượng, CPI tháng 3 tăng như kỳ vọng 6.5%, đây cũng là mức cao nhất kể từ tháng 8/1982.

Tuy vậy, đã có những dấu hiệu lạm phát lõi dường như đang suy yếu khi tăng chỉ 0.3% so với tháng trước, thấp hơn dự báo tăng 0.5%. Điều này làm dấy lên hy vọng lạm phát đã chạm đỉnh và chuẩn bị suy yếu trở lại. Phố Wall phản ứng tích cực với thông tin trên. Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ giảm.

“Thông tin đáng chú ý trong báo cáo tháng 3 là áp lực lạm phát lõi có vẻ đang hạ nhiệt”, Andrew Hunter, Chuyên gia kinh tế Mỹ tại Capital Economics, cho biết. Hunter cho rằng tháng 3 sẽ đánh dấu mức đỉnh của lạm phát vì mức nền cao của năm trước và giá năng lượng đang quay đầu giảm.

Số liệu trên phản ánh đà tăng chưa từng thấy của giá hàng hóa tại Mỹ kể từ giai đoạn lạm phát đình đốn cuối thập niên 70 và đầu thập niên 1980. Đây cũng là mức lạm phát cao nhất kể từ tháng 12/1981. Do lạm phát tăng, thu nhập thực dù tăng 5.6% so với cùng kỳ năm ngoái vẫn không bắt kịp chi phí sinh hoạt.

Để ứng phó lạm phát, Fed đã bắt đầu tăng lãi suất và dự kiến còn tiếp tục nâng lãi suất tại các cuộc họp còn lại trong năm nay và năm 2023. Ở lần gần nhất lạm phát cao như thế này, Fed đã nâng lãi suất lên gần 20% và đẩy kinh tế Mỹ vào suy thoái. Giới chuyên gia kinh tế không cho rằng suy thoái sẽ xuất hiện nhưng nhiều bên trên Phố Wall đang gia tăng lo ngại về một đợt suy giảm. 

Trong đó, giá thực phẩm tăng 1% so với tháng trước và 8.8% so với năm ngoái. Giá năng lượng tăng lần lượt 11% và 32%, còn giá nhà ở - vốn chiếm khoảng 1/3 CPI - tăng 0.5% so với tháng trước và tăng 5% so với cùng kỳ.

Trong khi đó, giá ôtô và xe tải đã qua sử dụng giảm 3.8% so với tháng trước, tuy vẫn tăng 35.3% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá hàng hóa - không bao gồm lương thực và năng lượng - cũng giảm 0.4% so với tháng trước.

Tuy nhiên, giá quần áo, dịch vụ - không bao gồm dịch vụ và chăm sóc y tế - đều tăng 0.6% so với tháng trước. Giá dịch vụ vận tải cũng tăng 2% so với tháng trước và tăng 7.7% so với cùng kỳ.

Vũ Hạo (Theo CNBC)

FILI

Các tin tức khác

>   Dự báo kinh tế Nga sẽ suy giảm mạnh nhất kể từ năm 1994 (12/04/2022)

>   Sức nóng của lạm phát và động thái cứng rắn từ các NHTW (14/04/2022)

>   Sri Lanka tuyên bố vỡ nợ (12/04/2022)

>   Nga sẽ kiện ra tòa nếu bị phương Tây ép vào cảnh vỡ nợ (12/04/2022)

>   WTO: Thương mại toàn cầu sẽ giảm tốc vì xung đột Nga-Ukraine (12/04/2022)

>   Nền kinh tế Ukraine bị tàn phá (12/04/2022)

>   Dòng phụ của Omicron dần thống trị thế giới (12/04/2022)

>   Các hãng công cụ sản xuất chip cảnh báo khủng hoảng mới trong ngành chip (10/04/2022)

>   Tesla phải tự tay khai thác lithium để cứu chính mình (10/04/2022)

>   Vì sao châu Âu lưỡng lự trong việc cấm dầu khí Nga? (10/04/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật