Thứ Ba, 26/04/2022 13:27

IMF: Các nước châu Á phải đối mặt với nguy cơ lạm phát đình trệ

Lạm phát đình trệ là hiện tượng chỉ việc tăng trưởng kinh tế và sức chi tiêu của người tiêu dùng chững lại trong khi tỷ lệ thất nghiệp cao và giá cả hàng hóa tăng phi mã (lạm phát).

Một chợ ở Bắc Kinh, Trung Quốc. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), giống như phần còn lại của thế giới, các nước châu Á cũng đang chịu những tác động từ cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine, trong đó giá cả leo thang, còn tăng trưởng bị kìm hãm.

Trong một tuyên bố, bà Anne-Marie Gulde-Wolf, quyền Giám đốc Văn phòng IMF tại châu Á-Thái Bình Dương, nhấn mạnh châu lục này đang phải đối mặt với nguy cơ lạm phát đình trệ.

Lạm phát đình trệ là hiện tượng chỉ việc tăng trưởng kinh tế và sức chi tiêu của người tiêu dùng chững lại trong khi tỷ lệ thất nghiệp cao và giá cả hàng hóa tăng phi mã (lạm phát).

Trước đó, trong báo cáo Triển vọng Kinh tế thế giới công bố hồi tuần trước, IMF đã hạ dự báo tăng trưởng của châu Á xuống còn 4,9%, do tăng trưởng kinh tế Trung Quốc giảm tốc. Trong khi đó, lạm phát tại châu Á được cho là sẽ tăng 3,2% trong năm nay, cao hơn nhiều so với dự kiến đưa ra hồi tháng 1.

Tuy nhiên, theo bà Gulde-Wolf, châu Á vẫn là khu vực năng động nhất thế giới và là nguồn quan trọng của tăng trưởng toàn cầu.

Bên cạnh đó, quan chức IMF cho rằng việc Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine và các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Moskva, đã đẩy giá thực phẩm và nhiên liệu "phi mã" trên toàn thế giới, trong khi các ngân hàng trung ương phải nâng lãi suất để kiềm chế lạm phát - vốn gây áp lực đối với những nước có mức nợ cao.

Theo quyền Giám đốc Văn phòng IMF tại châu Á-Thái Bình Dương, hiện là thời điểm khó khăn đối với các nhà hoạch định chính sách khi phải giải quyết áp lực đối với tăng trưởng và đối phó với lạm phát tăng cao và "những cơn gió ngược" này có thể khiến thiệt hại từ đại dịch COVID-19 lớn hơn nữa.

Bà Gulde-Wolf cho biết triển vọng kinh tế của các nước trong châu Á không giống nhau, tùy vào mức độ phụ thuộc năng lượng nhập khẩu và mối quan hệ kinh tế với Trung Quốc, theo đó tăng trưởng kinh tế của các quốc đảo Thái Bình Dương giảm mạnh, trong khi Australia lại có thể chứng kiến mức tăng trưởng nhẹ.

Do đó, các chính phủ cần phản ứng mạnh mẽ hơn, bắt đầu cứu trợ có mục tiêu đối với các gia đình nghèo, vốn bị thiệt hại nặng nề nhất do giá cả tăng cao hơn./.

Ngọc Hà

Vietnam+

Các tin tức khác

>   Lạm phát tăng cao, vì sao ECB vẫn chần chừ nâng lãi suất? (26/04/2022)

>   Toàn cầu hóa thời hậu COVID: Ấn Độ có thay thế được Trung Quốc? (26/04/2022)

>   Nga đang làm gì để “sống mà không cần phương Tây”? (26/04/2022)

>   "Trung Quốc buộc phải tiếp tục Zero Covid vì không có lựa chọn khác" (26/04/2022)

>   Người dân Bắc Kinh đổ xô đi tích trữ thực phẩm (25/04/2022)

>   Covid khiến Foxconn đóng cửa 2 nhà máy ở Trung Quốc (25/04/2022)

>   Ông Emmanuel Macron tái đắc cử Tổng thống Pháp (25/04/2022)

>   Mỹ: Giảm thuế đánh vào hàng hóa Trung Quốc là giải pháp đáng cân nhắc (25/04/2022)

>   Các nền kinh tế lớn chao đảo vì xung đột và phong tỏa (25/04/2022)

>   EU tìm cách lách luật để mua khí đốt từ Nga (24/04/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật