Chủ Nhật, 24/04/2022 20:00

EU tìm cách lách luật để mua khí đốt từ Nga

Ủy ban châu Âu (EC) ra văn bản hướng dẫn các công ty thuộc EU thanh toán khí đốt từ Nga bằng đồng RUB mà không vi phạm lệnh trừng phạt.

Theo Reuters, văn bản hướng dẫn của EC không ràng buộc pháp lý. Điều này cho phép các công ty thuộc EU mở tài khoản và thanh toán bằng USD hoặc EUR thông qua ngân hàng Nga. Ngân hàng này sẽ xử lý và hoán đổi ngoại tệ sang RUB, từ đó chuyển cho Nga.

Văn bản cho biết các công ty EU đã hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng sau khi chuyển khoản USD/EUR cho ngân hàng Nga. Do đó, đây không được coi là hình thức vi phạm lệnh trừng phạt áp lên Moscow.

EU tìm cách mua khí đốt của Nga ảnh 1

Các công ty mua khí đốt có thể được coi là hoàn tất nghĩa vụ hợp đồng sau khi chuyển USD và EUR cho ngân hàng Nga. Ảnh: Getty.

Cuối tháng 3, Moscow cảnh báo sẽ cắt nguồn cung khí đốt đối với các quốc gia không thân thiện trừ khi được thanh toán bằng đồng RUB cho những đợt giao hàng từ tháng 4.

Các khách hàng mua khí đốt buộc phải mở tài khoản tại Gazprombank để chuyển EUR hoặc USD. Lượng ngoại tệ này sẽ được chuyển sang RUB và về tay Gazprom.

EC đề nghị các công ty nên tiếp tục thanh toán loại tiền tệ đã thỏa thuận trước đó với Gazprom. Khoảng 97% số đó đang được giao dịch bằng USD hoặc EUR.

Văn bản của EC là một trong những nỗ lực duy trì khả năng mua khí đốt của Nga. Tài liệu cho biết các lệnh trừng phạt hiện tại đối với Nga không cấm công ty thuộc EU mở tài khoản tại Gazprombank hoặc ngân hàng khác nhằm tìm kiếm giải pháp.

Trước đó, Bộ Tài chính Anh cũng ban hành văn bản tạm thời cho phép các công ty Anh chuyển tiền vào Gazprombank để thanh toán cho khí đốt từ Nga. Động thái này diễn ra bất chấp việc chính phủ Anh đang áp đặt các lệnh trừng phạt đối với công ty năng lượng Gazprom.

Ngọc Phương Linh

Zing.vn

Các tin tức khác

>   Dầu sụt gần 5% tuần qua (23/04/2022)

>   Mặc sức ép, những nước nào đang mua dầu giá rẻ của Nga? (22/04/2022)

>   Dầu quay đầu tăng 1.5% (22/04/2022)

>   Giá xăng tăng gần 700 đồng/lít từ 15h ngày 21/4 (21/04/2022)

>   Dầu phục hồi do lo ngại kéo dài về nguồn cung (21/04/2022)

>   Giá xăng sẽ tăng thêm 800 đồng/lít vào ngày mai? (20/04/2022)

>   Indonesia “nửa mừng nửa lo” trước cơ hội mua dầu giá rẻ từ Nga (20/04/2022)

>   Mỹ và châu Âu chật vật với giá khí đốt tăng kỷ lục (19/04/2022)

>   Dầu Brent tiến sát mốc 114 USD trước tình trạng thiếu hụt nguồn cung tại Libya (19/04/2022)

>   Xuất hiện loại xăng mới, giá bán đắt nhất Việt Nam (18/04/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật