Thứ Ba, 19/04/2022 07:01

Dầu Brent tiến sát mốc 114 USD trước tình trạng thiếu hụt nguồn cung tại Libya

Giá dầu đã tăng vào ngày thứ Hai (18/4) trong phiên giao dịch biến động, với dầu Brent vượt mức 113 USD/thùng, khi tình trạng gián đoạn tại Libya càng làm gia tăng lo ngại về tình trạng nguồn cung toàn cầu eo hẹp trong bối cảnh cuộc khủng hoảng ở Ukraine, lấn át những lo ngại về nhu cầu suy giảm ở Trung Quốc.

Góp phần làm tăng áp lực nguồn cung từ các lệnh trừng phạt Nga, Tập đoàn dầu khí quốc gia Libya vào ngày thứ Hai đã cảnh báo “một làn sóng đóng cửa” đã bắt đầu tấn công các cơ sở khai thác và tuyên bố bất khả kháng tại mỏ dầu Al-Sharara cùng nhiều địa điểm khác.

Jeffrey Halley, Chuyên gia phân tích tại Oanda, nhận định: “Với việc nguồn cung toàn cầu hiện quá eo hẹp, ngay cả sự gián đoạn nhỏ nhất cũng có thể tác động lớn đến giá dầu”.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Hai, hợp đồng dầu Brent tiến 1.24 USD lên 112.94 USD/thùng. Hồi đầu phiên, hợp đồng này đã tăng lên 113.80 USD/thùng, mức cao nhất kể từ ngày 30/3/2022.

Hợp đồng dầu WTI cộng 85 xu lên 107.80 USD/thùng. Hợp đồng này đã chạm mức 108.65 USD/thùng, cũng ghi nhận mức cao nhất kể từ ngày 30/3/2022.

Tuy nhiên, kìm hãm đà tăng của giá dầu là lo ngại về nhu cầu năng lượng ở Trung Quốc, quốc gia có nền kinh tế suy giảm trong tháng 3, làm giảm tăng trưởng trong quý đầu tiên và làm xấu đi triển vọng vốn đã suy yếu vì các biện pháp phòng chống dịch Covid-19.

Dữ liệu vào ngày thứ Hai cũng cho thấy Trung Quốc đã tinh chế dầu ít hơn 2% trong tháng 3 so với cùng kỳ, với sản lượng khai thác giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 10/2021 khi giá dầu thô tăng vọt làm giảm lợi nhuận và các lệnh phong tỏa nghiêm ngặt ảnh hưởng tiêu cực đến nhu cầu.

Giá dầu đã vọt lên mức cao nhất kể từ năm 2008 hồi tháng 3/2022, với dầu Brent tích tắc vượt mốc 134 USD/thùng.

Những lo ngại về nguồn cung thiếu hụt sâu sắc đang dần rõ ràng hơn. Sản lượng dầu của Nga đã giảm 7.5% trong nửa đầu tháng 4 so với tháng 3/2022, Interfax đưa tin vào ngày 15/4, và chính phủ các quốc gia Liên minh châu Âu (EU) hồi tuần trước cho biết khối này đang soạn thảo các đề xuất cấm nhập khẩu dầu thô của Nga.

An Trần (Theo CNBC)

FILI

Các tin tức khác

>   Xuất hiện loại xăng mới, giá bán đắt nhất Việt Nam (18/04/2022)

>   Dầu mỏ Nga 'ngấm' cấm vận: Sản lượng giảm, tồn kho tăng, xuất khẩu khó (18/04/2022)

>   Chuyên gia quốc tế: 'Giá dầu sẽ sớm bật tăng' (16/04/2022)

>   Công ty giao dịch dầu lửa lớn nhất thế giới có thể dừng mua dầu Nga (15/04/2022)

>   Dầu tiếp tục tăng trước tin châu Âu có thể ban lệnh cấm dầu Nga (15/04/2022)

>   Không chỉ Trung Quốc và Ấn Độ, Hàn Quốc cũng tranh thủ mua dầu giá rẻ từ Nga (14/04/2022)

>   Dầu Nga đang rẻ, nhưng giá thuê tàu chở dầu Nga cao nhất 14 năm (14/04/2022)

>   Dầu tăng hơn 3% ngay cả khi dự trữ tại Mỹ tăng vọt (14/04/2022)

>   Dầu vọt hơn 6% sau cảnh báo từ OPEC (13/04/2022)

>   Điều gì khiến giá dầu tụt dốc không phanh? (12/04/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật