Thứ Năm, 14/04/2022 19:50

Không chỉ Trung Quốc và Ấn Độ, Hàn Quốc cũng tranh thủ mua dầu giá rẻ từ Nga

Trong khi các công ty phương Tây hạn chế mua dầu thô của Nga, Moscow đã bán nhiều hơn sang châu Á với mức giá rẻ...

Nhập khẩu của Trung Quốc từ Nga đã tăng 26% trong tháng 3 - Ảnh: Xinhua/Kyodo

Theo Nikkei Asia, hoạt động thương mại năng lượng sôi động của Nga là lỗ hổng dễ thấy giữa làn sóng trừng phạt nhằm vào quốc gia này, bởi không chỉ Trung Quốc mà một số quốc gia ủng hộ việc trừng phạt như Hàn Quốc cũng đang tăng nhập khẩu mặt hàng này từ Moscow.

Theo số liệu thương mại được Chính phủ Trung Quốc công bố hồi đầu tuần, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Nga của nước này trong tháng 3 đã tăng 26% so với cùng kỳ năm trước. Điều này diễn ra dù tổng kim ngạch nhập khẩu trong tháng của Trung Quốc giảm 0,1% do dịch Covid-19 tái bùng phát dẫn tới việc nhiều thành phố lớn bị phong tỏa và hoạt động kinh tế bị đình trệ.

Trung Quốc là một trong những nền kinh tế nổi bật nhất đứng ngoài nỗ lực trừng phạt – dẫn dầu là Mỹ và các nước đồng minh châu Âu – nhằm vào Nga sau khi Moscow tấn công Ukraine hồi cuối tháng 2. Theo các nhà phân tích, trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị, Bắc Kinh càng không muốn thêm phụ thuộc về năng lượng vào những quốc gia như Australia, Mỹ.

Tuy nhiên, Trung Quốc không phải nước duy nhất tăng nhập khẩu từ Nga sau khi chiến tranh ở Ukraine nổ ra. Hàn Quốc - dù không giống Trung Quốc vì Seoul đã hợp tác với phương Tây trong vấn đề trừng phạt Nga - tăng nhập khẩu từ Nga thêm 44% trong tháng 3. Trong khi đó, Đài Loan cũng tăng 9% nhập khẩu từ Nga.

Theo tin từ CNBC, từ đầu tháng 3 trở đi, 5 lô dầu Nga tổng cộng khoảng 6 triệu thùng đã lên đường tới Ấn Độ, cập cảng vào đầu tháng 4. Số dầu này bằng khoảng một nửa tổng lượng nhập khẩu dầu Nga của Ấn Độ trong cả năm ngoái - một sự gia tăng đột biến.

Giới phân tích nhận định, điều này cho thấy những điểm yếu lớn trong cơ chế trừng phạt mà các quốc gia phương Tây đang áp dụng. Bởi vì trước khi chiến tranh nổ ra, nhiều quốc gia đã tìm cách đa dạng hóa nguồn mua năng lượng của mình, họ càng thêm phụ thuộc vào dầu và khí đốt của Nga.

Trong khi các công ty phương Tây hạn chế mua dầu thô của Nga, Moscow đã bán nhiều hơn sang châu Á với mức giá rẻ để đảm bảo lượng tồn kho không tăng lên.

Chủ tịch Yu Baocai của công ty năng lượng quốc doanh Trung Quốc Sinopec vào tháng trước cho biết hãng này sẽ tiếp tục mua dầu và khí đốt từ Nga, “tuân thủ các nguyên tắc thương mại và quy định thương mại quốc tế trong tương lai”.

Xuất khẩu tài nguyên đã giúp duy trì dòng ngoại tệ chảy vào Nga. Viện Tài chính Quốc tế (IIF) ước tính nếu không có cấm vận về năng lượng, Nga có thể đạt thặng dư tài khoản vãng lai hơn 250 tỷ USD trong năm nay.

Sự tăng giá đột biến trên thị trường dầu mỏ quốc tế sau khi xung đột nổ ra ở Ukraine cũng được cho là nguyên nhân khiến ngày càng nhiều quốc gia tranh thủ mua dầu thô Nga giá rẻ.

Năng lượng đến nay vẫn tránh được sự trừng phạt mà nhiều nước nhằm vào Nga. Mỹ đã đóng băng tất cả tài sản của Sberbank – ngân hàng lớn nhất tại Nga – có liên quan tới hệ thống tài chính Mỹ, và cấm các công ty Mỹ làm ăn kinh doanh với Sberbank, nhưng ngoại trừ các giao dịch liên quan tới năng lượng. Một số quốc gia khác cũng loại trừ Gazprombank – ngân hàng lớn của Nga với hoạt động chủ yếu liên quan tới năng lượng – khỏi các biện pháp trừng phạt.

Xuất khẩu tài nguyên đã giúp duy trì dòng ngoại tệ chảy vào Nga. Viện Tài chính Quốc tế (IIF) ước tính nếu không có cấm vận về năng lượng, Nga có thể đạt thặng dư tài khoản vãng lai hơn 250 tỷ USD trong năm nay.

Dòng chảy ngoại tệ dồi dào đã giúp vực dậy đồng Rúp Nga trở về mức như trước khi chiến tranh nổ ra, sau khi lao dốc kỷ lục vào tháng trước. Điều này được cho là đã góp phần giúp tỷ lệ ủng hộ trong nước đối với Tổng thống Nga Vladimir Putin đang dần tăng lên, đạt 80% trong một cuộc thăm dò độc lập vào cuối tháng 3.

Ở chiều ngược lại, xuất khẩu sang Nga dường như đang có sự chia rẽ mạnh mẽ hơn giữa các nền kinh tế tham gia áp dụng trừng phạt và các nền kinh tế không tham gia. Hàn Quốc đã giảm 56% kim ngạch xuất khẩu sang Nga trong tháng 3, còn Đài Loan giảm 55%.

Những quốc gia không áp dụng trừng phạt, đặc biệt là Trung Quốc – vẫn cho phép Moscow tiếp cận chuỗi cung ứng của mình. Xuất khẩu sang Nga của Trung Quốc chỉ giảm 8% trong tháng 3 so với cùng kỳ năm trước, có thể do các biện pháp cấm vận tài chính của phương Tây khiến việc thanh toán gặp khó khăn. Đây là tháng giảm so với cùng kỳ năm trước đầu tiên và thấp hơn nhiều so với mức giảm của các quốc gia khác. Trong khi đó, xuất khẩu sang Nga của Brazil thậm chí tăng 47%.

Đức Anh

VnEconomy

Các tin tức khác

>   Dầu Nga đang rẻ, nhưng giá thuê tàu chở dầu Nga cao nhất 14 năm (14/04/2022)

>   Dầu tăng hơn 3% ngay cả khi dự trữ tại Mỹ tăng vọt (14/04/2022)

>   Dầu vọt hơn 6% sau cảnh báo từ OPEC (13/04/2022)

>   Điều gì khiến giá dầu tụt dốc không phanh? (12/04/2022)

>   Giá xăng giảm hơn 800 đồng/lít từ 15h ngày 12/4 (12/04/2022)

>   Dầu Brent rớt mốc 100 USD/thùng lần đầu tiên kể từ giữa tháng 3 (12/04/2022)

>   Giá xăng dự báo giảm gần 1.000 đồng/lít vào ngày mai (11/04/2022)

>   Vì sao châu Âu lưỡng lự trong việc cấm dầu khí Nga? (10/04/2022)

>   Dầu khởi sắc nhưng vẫn ghi nhận 2 tuần giảm liên tiếp (09/04/2022)

>   Liệu EU có đủ sức ‘đoạn tuyệt’ nguồn than nhập khẩu của Nga? (08/04/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật