Thị trường chứng quyền 18/03/2022: Dòng tiền đang rời bỏ thị trường?
Kết thúc phiên giao dịch ngày 17/03/2022, toàn thị trường có 34 mã tăng, 36 mã giảm và 15 mã đứng giá. Khối ngoại tiếp tục bán ròng với tổng mức bán ròng hơn 3.3 triệu đơn vị.
I. DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG CHỨNG QUYỀN
Thị trường chứng quyền kết thúc phiên giao dịch ngày 17/03/2022 với 34 mã tăng, 36 mã giảm và 15 mã đứng giá.
Thị trường tiếp tục có sự phân hóa rõ rệt giữa các mã chứng quyền, sắc xanh xuất hiện ở nhóm chứng quyền có cổ phiếu cơ sở giao dịch lạc quan như VRE, MBB, KDH, HDB, FPT hay ACB. Tuy nhiên, phần lớn các mã chỉ xuất hiện mức tăng nhẹ quanh 5%, ngoại trừ CACB2103 (+12.4%), CHDB2202 (+10%), CKDH2202 (+8.9%).
Ngược lại, sắc đỏ ghi nhận sự áp đảo ở các chứng quyền có cổ phiếu cơ sở diễn biến ảm đạm như TCB, STB, VPB VNM, HPG, VHM… với mức giảm phổ biến quanh 5%. Ngoại trừ các mã CVHM2114 (-15.79%), CVNM2113 (-13.33%), CVNM2112 (-10%), CMSN2201 (-9.09%).
Khối lượng giao dịch của thị trường trong phiên 17/03/2022 xuống thấp nhất kể từ tháng 10/2021, đạt 16.3 triệu đơn vị, giảm 2.9%. Giá trị giao dịch đạt 17 tỷ đồng, tăng 3.71% so với phiên ngày 16/03/2022. Trong đó, CHPG2202 là mã chứng quyền dẫn đầu thị trường về khối lượng, CMWG2104 dẫn đầu về giá trị giao dịch.
Khối ngoại tiếp tục bán ròng trong phiên 17/03/2022 với tổng mức bán ròng hơn 3.3 triệu đơn vị. Trong đó, CHPG2114 và CHPG2202 là hai mã chứng quyền bị khối ngoại bán ròng nhiều nhất.
Nguồn: VietstockFinance
II. ĐỊNH GIÁ CÁC CHỨNG QUYỀN
Dựa trên phương pháp định giá phù hợp với thời điểm khởi đầu là ngày 18/03/2022, mức giá hợp lý của các chứng quyền đang được giao dịch trên thị trường được thể hiện như sau:
Nguồn: VietstockFinance
Lưu ý: Chi phí cơ hội trong mô hình định giá được điều chỉnh để phù hợp với thị trường Việt Nam. Cụ thể, lãi suất tín phiếu phi rủi ro (tín phiếu Chính phủ) sẽ được thay thế bằng lãi suất tiền gửi trung bình của các ngân hàng lớn với sự hiệu chỉnh kỳ hạn phù hợp với từng loại chứng quyền.
Theo định giá trên, CPDR2201 và CPDR2103 hiện là hai mã chứng quyền có mức định giá hấp dẫn nhất.
Những mã chứng quyền có effective gearing càng cao thì biến động tăng/giảm theo chứng khoán cơ sở thường sẽ càng lớn. Hiện CMWG2111 và CFPT2109 là hai mã chứng quyền có tỷ lệ effective gearing cao nhất thị trường ở mức lần lượt là 9.65 và 9.51 lần.
Bộ phận Phân tích Kinh tế & Chiến lược Thị trường, Phòng Tư vấn Vietstock
FILI
|