Thứ Hai, 07/03/2022 09:04

Giá nông sản thế giới 'đua nhau' tăng kịch trần

Mặc dù là một nước nông nghiệp nhưng hàng năm, Việt Nam lại nhập khẩu khối lượng rất lớn các loại nông sản như ngô, lúa mì, đậu tương,… để làm nguyên liệu để sản xuất thức ăn chăn nuôi.

Giá các mặt hàng tăng phi mã, đặc biệt là trong giai đoạn 2 tháng vừa qua, đã tạo thêm gánh nặng cho các doanh nghiệp chăn nuôi nội địa.

Mặc dù lo ngại về giá nguyên liệu nhập khẩu tăng trở lại đã xuất hiện vào cuối năm ngoái khi nguồn cung trên toàn cầu dự báo sẽ thắt chặt hơn do ảnh hưởng của thời tiết bất lợi nhưng cho tới nay, thị trường nông sản mới thực sự bước vào “cơn sốt giá”. Các doanh nghiệp chăn nuôi lại một năm nữa đứng trước bài toán lựa chọn giữa việc nhập khẩu sớm tránh giá tiếp tục tăng hay chờ giá nguyên liệu bình ổn?

Giá nông sản CBOT liên tục chạm mức kịch trần

Kết thúc phiên giao dịch ngày 03/02, giá hợp đồng ngô kỳ hạn tháng 5 được giao dịch liên thông với thế giới tại Sở giao dịch Hàng hoá Việt Nam (MXV) đã tăng rất mạnh tới 3,14% lên mức 748 cents/giạ (231 USD/tấn). Giá lúa mì cũng nhảy vọt lên tới hơn 7% và đạt mức 1.134 cents/giạ (417 USD/tấn). Đáng chú ý, đây là phiên thứ 4 trong 6 phiên gần đây mà lúa mì đóng cửa với chạm mức kịch trần và hiện tại giá đã đạt mức cao nhất trong vòng 14 năm qua.

Ukraine là nước xuất khẩu ngô lớn thứ 3 thế giới với thị phần từ 15 – 20% trong suốt 10 năm qua. Trong khi đó, Nga chiếm khoảng 2% xuất khẩu ngô toàn cầu trong năm 2020 và 2021. Đối với lúa mì, tổng tỷ trọng xuất khẩu của cả 2 quốc gia này chiếm tới gần 30% khối lượng thương mại thế giới. Chính vì tầm quan trọng đối với nguồn cung, căng thẳng leo thang ở khu vực Biển Đen trong thời gian qua đã làm gia tăng lo ngại về việc dòng chảy nông sản sẽ bị gián đoạn.

Ai Cập, quốc gia nhập khẩu lúa mì số 1 thế giới cũng đang phải chật vật đi tìm nguồn cung thay thế. Tổng cục Cung ứng Hàng hóa Ai Cập cho biết họ đã đấu thầu mua lúa mì giao vào tháng 4 từ các quốc gia khác như Mỹ, Canada, Paraguay, Úc và một số nước châu Âu khác. Cùng với đó, Bộ nông nghiệp đã gia hạn thêm một năm quy định giới hạn độ ẩm lúa mì nhằm đa dạng hóa nguồn cung.

Thị trường kì vọng điều gì trong tháng 3?

Đà tăng của các mặt hàng nông sản đã bắt đầu kể từ cuối năm ngoài do thời tiết bất lợi tại 2 quốc gia xuất khẩu hàng đầu thế giới là Argentina và Brazil. Các hãng tin và tổ chức nông nghiệp lớn trên thế giới đã cắt giảm sản lượng ngô ở Nam Mỹ niên vụ 2021/22. Mới đây, Reuters đã hạ dự báo sản lượng ngô niên vụ 2021/22 của Argentina xuống còn 49 triệu tấn do tình trạng khô hạn vẫn đang tiếp diễn.

Trong báo cáo Cung cầu nông sản thế giới (WASDE) tháng 02 của Bộ nông nghiệp Mỹ (USDA), sản lượng ngô của Argentina niên vụ 21/22 được dự báo ở mức 54 triệu tấn. Mặc dù tình hình đang dần khả quan hơn khi thời tiết thuận lợi nhưng sẽ khó có thể bù đắp lại những thiệt hại trong vài tháng qua. Với triển vọng này, thị trường vẫn tiếp tục kì vọng số liệu nguồn cung sẽ thắt chặt hơn nữa trong báo cáo WASDE sắp tới.

Bên cạnh 2 quốc gia Nam Mỹ, triển vọng nguồn cung cũng sẽ phụ thuộc vào quyết định gieo trồng của nông dân Mỹ, nước xuất khẩu ngô lớn nhất thế giới. Cuối tháng 2 vừa qua, USDA đã dự báo diện tích gieo trồng ngô Mỹ năm nay dự báo sẽ đạt 92.0 triệu mẫu, giảm xuống so với mức 93.4 trong năm ngoái. Một trong những hạn chế lớn nhất hạn chế việc mở rộng sản xuất là do giá phân bón toàn cầu đang tăng mạnh dẫn tới áp lực về chi phí cũng cao hơn.

Theo Sở Giao dịch Hàng hoá Việt Nam (MXV), với triển vọng nguồn cung vẫn tiếp tục thắt chặt trong ngắn hạn cùng với căng thẳng giữa Nga và Ukraine vẫn chưa dịu xuống, các doanh nghiệp chăn nuôi nước ta vẫn sẽ chịu áp lực từ rủi ro tăng giá nguyên liệu đầu vào trong thời gian tới.

Khánh Linh

Báo Tin tức

Các tin tức khác

>   Giải pháp nào để nông sản không ùn tắc ở cửa khẩu? (04/03/2022)

>   Xung đột Nga - Ukraine tác động thế nào đến xuất nhập khẩu nông sản của Việt Nam? (03/03/2022)

>   Trung Quốc siết kiểm soát dịch Covid-19, xuất khẩu rau quả giảm mạnh (03/03/2022)

>   Colombia muốn nhập thêm gạo, sâm của Việt Nam (03/03/2022)

>   Lỗ nặng vì nông sản ế (03/03/2022)

>   Giá hàng hóa tăng mạnh nhất kể từ năm 2009 giữa xung đột Nga-Ukraine (02/03/2022)

>   Cửa khẩu đóng mở thất thường, xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc giảm mạnh (01/03/2022)

>   Thanh long nghịch vụ rớt giá thê thảm, đỏ mắt tìm người mua (28/02/2022)

>   Xung đột Nga-Ukraine chi phối diễn biến của các mặt hàng nông sản (27/02/2022)

>   Chưa qua tháng Giêng dồn dập báo tin kỷ lục: Gom đủ 50 tỷ USD (27/02/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật