Thứ Năm, 03/03/2022 21:30

Xung đột Nga - Ukraine tác động thế nào đến xuất nhập khẩu nông sản của Việt Nam?

Chiều 3-3, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đưa ra những cảnh báo về tác động của việc xung đột Nga - Ukraine đến xuất nhập khẩu nông sản của Việt Nam.

Chiều 3-3, Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn (NN-PTNT) cho biết xung đột Nga - Ukraine và kèm theo đó là các biện pháp trừng phạt kinh tế mạnh mẽ của phương Tây cũng như phản ứng từ phía Nga đã gây ra tác động toàn diện và sâu sắc đến kinh tế thế giới, như: Ngắt hệ thống thanh toán quốc tế (SWIFT) các ngân hàng quốc tế lớn của Nga; phong tỏa tài sản của các ngân hàng, tập đoàn lớn; ngăn cản xuất nhập khẩu; ngừng cung cấp tín dụng, đứt gãy chuỗi cung ứng, phá giá đồng Rub, tăng lạm phát, bất ổn thị trường chứng khoán toàn cầu…

Xung đột Nga - Ukraine tác động thế nào đến xuất nhập khẩu nông sản của Việt Nam? - Ảnh 1.

Bộ NN-PTNT đánh giá thương mại nông nghiệp Việt Nam với Nga và Ukraine cũng bị suy giảm đáng kể do tác động của xung đột Nga - Ukraine (ảnh minh họa)

Theo Bộ NN-PTNT, Việt Nam cũng không nằm ngoài các tác động xấu về kinh tế do ảnh hưởng của xung đột Nga - Ukraine, đặc biệt các rủi ro về thanh toán quốc tế, đứt gãy chuỗi cung ứng cho xuất và nhập khẩu (các hãng tàu lớn đã tuyên bố không vận chuyển đi và đến Nga, tăng chi phí vận chuyển), tăng chi phí đầu vào nhập khẩu đối với hàng hóa cơ bản, nhu cầu suy giảm ở Nga, Ukraine và các nước liên quan.

Thương mại nông nghiệp Việt Nam với Nga và Ukraine cũng bị suy giảm đáng kể. Việt Nam xuất khẩu sang Nga hàng năm khoảng 500 triệu USD (năm 2021 là 550 triệu USD) hàng nông - lâm - thủy sản, trong đó có một số mặt hàng có giá trị xuất khẩu đáng kể như thủy sản (164 triệu USD, chiếm 3% tổng xuất khẩu thủy sản), cà phê (173 triệu USD chiếm khoảng 6%), tiêu, điều (60 triệu USD, chiếm khoảng 2%).

Khi xung đột nổ ra, giao dịch xuất khẩu sang Nga đều phải tạm dừng do rủi ro về giao dịch ngân hàng, thiếu tàu vận chuyển và chi phí cao. Các doanh nghiệp hiện nay đều phải theo dõi tình hình để xử lý hàng tồn hoặc tìm cách xuất khẩu sang các thị trường khác.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng nhập khẩu từ Nga, Ukraine (tổng nhập khẩu nông, lâm, thủy sản từ Nga vào Việt Nam năm 2021 khoảng 500 triệu USD) nhiều nguyên liệu đầu vào cho sản xuất nông nghiệp trong nước như lúa mỳ (trong điều kiện bình thường có thể đến 1 triệu tấn, chiếm khoảng 20% tổng nhập khẩu lúa mỳ), ngô (3% tổng nhập khẩu ngô) làm thức ăn chăn nuôi; phân bón (10% tổng nhập khẩu phân bón).

Việc thiếu hãng tàu và tăng chi phí vận chuyển khiến các doanh nghiệp nhập khẩu đầu vào của Việt Nam phải dừng giao dịch với Nga và chuyển sang các tìm nhà cung ứng từ các nước khác như: Úc, Nam Mỹ, Nam Phi. Quan trọng hơn là sự thiếu hụt nguồn cung từ Nga và Ukraine làm tăng giá nguyên liệu đầu vào cho sản xuất trên toàn cầu. Giá nguyên liệu đầu vào như: Lúa mỳ, ngô… đã tăng lên khoảng 10-20%, giá phân bón tăng trên 20% trong thời gian gần đây, ảnh hưởng xấu đến ngành chăn nuôi và trồng trọt.

Từ những tình hình nêu trên, Bộ NN-PTNT sẽ theo dõi sát tình hình, phối hợp chặt chẽ với Hiệp hội ngành hàng và Ngân hàng Nhà nước để hỗ trợ thanh toán cho các doanh nghiệp đã có hàng xuất đi Nga nhưng giao dịch tài chính đang bị đình trệ.

Ngoài ra, Bộ NN-PTNT sẽ làm việc với các Hiệp hội ngành hàng như: VASEP, Hiệp hội cà phê - cacao (VICOFA), Hiệp hội điều, Hiệp hội gỗ để bàn giải pháp xử lý khó khăn trước mắt do ngưng trệ thị trường Nga và Ukraine; đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, kể cả các thị trường trước đây có lượng nhập khẩu khá lớn (EU, Trung Quốc, Trung Đông,…) từ Nga, Ukraine đối với các mặt hàng như: thủy sản, gỗ và nội thất. Làm việc với các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu đầu vào để bàn giải pháp ổn định giá đầu vào cho sản xuất nông nghiệp trong nước.

Văn Duẩn

Người lao động

Các tin tức khác

>   Trung Quốc siết kiểm soát dịch Covid-19, xuất khẩu rau quả giảm mạnh (03/03/2022)

>   Colombia muốn nhập thêm gạo, sâm của Việt Nam (03/03/2022)

>   Lỗ nặng vì nông sản ế (03/03/2022)

>   Giá hàng hóa tăng mạnh nhất kể từ năm 2009 giữa xung đột Nga-Ukraine (02/03/2022)

>   Cửa khẩu đóng mở thất thường, xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc giảm mạnh (01/03/2022)

>   Thanh long nghịch vụ rớt giá thê thảm, đỏ mắt tìm người mua (28/02/2022)

>   Xung đột Nga-Ukraine chi phối diễn biến của các mặt hàng nông sản (27/02/2022)

>   Chưa qua tháng Giêng dồn dập báo tin kỷ lục: Gom đủ 50 tỷ USD (27/02/2022)

>   Giá cá tra tăng cao: Vui thôi đừng vui quá (25/02/2022)

>   Giá thực phẩm và phân bón có thể leo thang vì xung đột Nga-Ukraine (25/02/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật