Thứ Năm, 03/03/2022 17:35

Trung Quốc siết kiểm soát dịch Covid-19, xuất khẩu rau quả giảm mạnh

Giá trị xuất khẩu rau quả của Việt Nam giảm mạnh trong 2 tháng đầu năm do tác động từ thị trường Trung Quốc khi nước này siết chặt các biện pháp kiểm soát dịch Covid-19 khiến rau quả, trái cây ùn ứ ở biên giới.

Thông tin từ Tổng cục Hải quan cho biết, trong nửa đầu tháng 2, giá trị xuất khẩu rau quả chỉ đạt 76,5 triệu USD, giảm 42% so với cùng kỳ năm 2021. Thống kê lũy kế đến 15.2, giá trị xuất khẩu rau quả đạt 368,5 triệu USD, giảm 16%, tương đương 72 triệu USD so với cùng kỳ năm 2021.

Trung Quốc siết kiểm soát dịch Covid-19, xuất khẩu rau quả giảm mạnh - ảnh 1

Xuất khẩu thanh long giảm mạnh do Trung Quốc siết chặt các biện pháp kiểm dịch Covid-19 ở biên giới phía bắc. TN

Cũng theo Tổng cục Hải quan, trong khi giá trị xuất khẩu rau quả sang thị trường Trung Quốc giảm mạnh thì ở các thị trường Mỹ, Hàn Quốc, EU, Nhật Bản tăng từ 80 - 169%, nhưng tỷ trọng của các thị trường này không lớn.

Theo Tổng cục Hải quan, đến tháng 1, giá trị xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc đạt 148,9 triệu USD (chiếm 50,8% so với tổng kim ngạch). Trong khi đó, thị trường Mỹ đạt 22,35 triệu USD, Hàn Quốc 12,2 triệu USD, Nhật Bản 11,8 triệu USD

Một trong những nguyên nhân khiến giá trị xuất khẩu rau quả giảm mạnh là do từ cuối năm 2021 đến nay, Trung Quốc siết chặt kiểm soát kiểm dịch Covid-19 ở các tỉnh biên giới phía bắc khiến nhiều mặt hàng nông sản, đặc biệt là trái cây ùn ứ tại các cửa khẩu, trong đó xuất khẩu nhiều loại trái cây chủ lực như thanh long, mít, dưa hấu… đều giảm mạnh so với những năm trước.

Không dễ chuyển đổi thị trường

Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội rau quả Việt Nam, cho biết Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất của ngành hàng rau quả trong nhiều năm nay.

Dù hiện nay xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc gặp nhiều khó khăn trong khi xuất khẩu sang Mỹ, EU, Hàn Quốc, Nhật Bản… đều tăng mạnh, nhưng không dễ gì để chuyển đổi hoặc tìm kiếm các thị trường mới, do rau quả Việt Nam chủ yếu trồng theo tiêu chuẩn thị trường Trung Quốc, khi chuyển sang thị trường khác sẽ không phù hợp.

“Rau quả xuất sang Trung Quốc chỉ cần trồng theo tiêu chuẩn VietGap nhưng các thị trường châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc thì yêu cầu tiêu chuẩn GlobalGap nên rất khó chuyển đổi thị trường, dù nói thì dễ”, ông Nguyên nói.

Phan Hậu

Thanh niên

Các tin tức khác

>   Colombia muốn nhập thêm gạo, sâm của Việt Nam (03/03/2022)

>   Lỗ nặng vì nông sản ế (03/03/2022)

>   Giá hàng hóa tăng mạnh nhất kể từ năm 2009 giữa xung đột Nga-Ukraine (02/03/2022)

>   Cửa khẩu đóng mở thất thường, xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc giảm mạnh (01/03/2022)

>   Thanh long nghịch vụ rớt giá thê thảm, đỏ mắt tìm người mua (28/02/2022)

>   Xung đột Nga-Ukraine chi phối diễn biến của các mặt hàng nông sản (27/02/2022)

>   Chưa qua tháng Giêng dồn dập báo tin kỷ lục: Gom đủ 50 tỷ USD (27/02/2022)

>   Giá cá tra tăng cao: Vui thôi đừng vui quá (25/02/2022)

>   Giá thực phẩm và phân bón có thể leo thang vì xung đột Nga-Ukraine (25/02/2022)

>   Giá cá tra tăng mạnh (23/02/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật