Thứ Tư, 16/02/2022 14:28

Lạm phát của Trung Quốc hạ nhiệt

Lạm phát của Trung Quốc hạ nhiệt trong tháng 1/2022 khi giá thực phẩm và năng lượng suy yếu. Điều này mang lại cho Bắc Kinh khoảng trống để kích thích nền kinh tế đang suy yếu.

Chỉ số giá sản xuất (PPI) tăng 9.1% so với cùng kỳ, giảm từ mức 10.3% trong tháng 12/2021, dữ liệu chính thức cho thấy trong ngày 16/02. Đồng thời, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng chậm lại ở mức 0.9%. Cả hai chỉ số này đều thấp hơn dự báo của các chuyên gia kinh tế tham gia cuộc thăm dò của Bloomberg.

Đà giảm tốc của lạm phát trong những tháng gần đây giúp NHTW Trung Quốc có thêm khoảng trống cắt giảm lãi suất và bơm thanh khoản vào nền kinh tế. Bắc Kinh đã chuyển sang hướng hỗ trợ tăng trưởng vào cuối năm 2021 khi thị trường bất động sản suy yếu và dịch bệnh tái bùng phát. Nhiều chuyên gia dự báo NHTW Trung Quốc có thể giảm lãi suất trong vài tháng tới.

“Dữ liệu lạm phát cho thấy nhu cầu suy yếu và sự gián đoạn về nguồn cung đã cải thiện phần nào”, Xing Zhaopeng, Chiến lược gia về Trung Quốc cấp cao tại Australia & New Zealand Banking Group, cho hay. “PBoC có đủ khoảng trống để nới lỏng tiền tệ”.

Trong ngày 16/02, Thống đốc NHTW PBoC Yi Gang cho biết chính sách tiền tệ sẽ vẫn theo hướng hỗ trợ cho nền kinh tế. Ông kỳ vọng nền kinh tế sẽ trở lại mức tăng trưởng tiềm năng trong năm nay.

Giá thép, than đá và các hàng hóa công nghiệp khác suy giảm trong tháng 1/2022, qua đó kéo giảm chi phí mua các hàng hóa công nghiệp, Dong Lijuan, Chuyên gia thống kê cấp cao tại Cục Thống kê Quốc gia, cho biết.

Sự suy giảm kéo dài của chỉ số PPI làm giảm áp lực đối với các nhà sản xuất và họ có thể không cần phải chuyển phần tăng chi phí cho người tiêu dùng. Đây là một thông tin tốt với triển vọng lạm phát toàn cầu. Tuy vậy, vẫn còn đó nhiều bất ổn, nhất là giá dầu đã có bước tăng vọt vì căng thẳng Nga-Ukraine.

“Chúng tôi kỳ vọng giá sản xuất sẽ tiếp tục suy giảm trong năm 2022, trong khi giá dầu vẫn là yếu tố khó lường nhất”, Bruce Pang, Trưởng bộ phận nghiên cứu vĩ mô và chiến lược tại China Renaissance Securities Hong Kong, cho hay.

Lạm phát tiêu dùng của Trung Quốc vẫn ở mức thấp trong tháng 1/2022, dù rằng nhu cầu mua sắm tăng mạnh trong dịp Tết Nguyên Đán. Điều này chủ yếu do giá thực phẩm giảm 3.8% trong tháng 1/2022, vì đà lao dốc 41.6% của giá thịt heo. Giá rau cũng giảm 4.1% so với cùng kỳ.

Lạm phát lõi – loại trừ giá thực phẩm và năng lượng – tăng 1.2%, tương đương với mức của tháng 11 và 12/2021. Đây là dấu hiệu cho thấy nhu cầu tiêu dùng tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang khá ảm đạm.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FILI

Các tin tức khác

>   NHTW châu Âu có thể kết thúc chương trình mua trái phiếu vào quý 3/2022 (16/02/2022)

>   Các hãng nội thất châu Âu 'đau đầu' ứng phó khủng hoảng chuỗi cung ứng (16/02/2022)

>   Kinh tế Nhật phục hồi, tăng trưởng dương lần đầu tiên sau 3 năm (16/02/2022)

>   Nga rút bớt quân đóng gần Ukraine (15/02/2022)

>   Doanh nghiệp Mỹ tìm cách chuyển chi phí sang cho người tiêu dùng (15/02/2022)

>   Phương Tây nói Nga sẽ tấn công vào 16/2, Tổng thống Ukraine tuyên bố ‘ngày đoàn kết’ (15/02/2022)

>   Đại dịch Covid-19 toàn cầu bao giờ kết thúc? (15/02/2022)

>   Mỹ công bố Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương mới, Việt Nam là đối tác hàng đầu khu vực (15/02/2022)

>   Chiến tranh và thị trường chứng khoán (16/02/2022)

>   Giá dầu tăng mạnh có thể gây cú sốc lạm phát cho kinh tế thế giới (14/02/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật