Thứ Tư, 19/01/2022 14:17

Thấy gì từ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc 2021?

Nền kinh tế Trung Quốc như cỗ xe phản lực băng băng tiến về phía trước bất chấp khó khăn chung toàn cầu.

Cảng Thượng Hải vận tải khối lượng hàng hóa lớn nhất toàn cầu 12 năm liên tục

Kết thúc năm 2021 nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 8,1%, cao hơn dự báo trong nước nhưng thấp hơn dự báo do các tổ chức quốc tế đưa ra. Mức tăng trưởng tương đương 2.000 tỷ USD, bằng với một nền kinh tế trung bình khá ở châu Âu, gấp nhiều lần quy mô những nền kinh tế trung bình ở châu Á.

Bất chấp nhiều lo ngại, Trung Quốc vẫn là thị trường hấp dẫn nhất hành tinh. Năm qua một loạt ngân hàng lớn ở phố Wall như Goldman Sachs, JP Morgan và HSBC đã tăng cường rót vốn vào quốc gia châu Á sau khi quy định sở hữu tài chính cho doanh nghiệp nước ngoài được nới lỏng.

Trung Quốc bắt đầu “hội nhập” tốt hơn sau nhiều vòng đàm phán thương mại với Mỹ. Hay nói cách khác đã có sự điều chỉnh chính sách tiền tệ, tài khóa theo hướng nới lỏng để tạo thêm động lực mới, bít lỗ hổng già hóa dân số, gánh nặng an sinh xã hội.

Trung Quốc vẫn nắm hầu hết chuỗi cung ứng toàn cầu. Tất cả vẫn trông cậy vào “công xưởng thế giới” về nguyên phụ liệu, hàng thành phẩm và thị trường tiêu thụ. Lợi thế này sẽ củng cố thêm trong năm nay khi đại dịch lắng xuống Trung Quốc sẽ gia tăng thị phần xuất khẩu toàn cầu.

Trung Quốc dành rất nhiều thời gian trong năm 2021 để “dẹp loạn” thị trường bất động sản cũng như kiểm soát các doanh nghiệp tư nhân khổng lồ. Bắc Kinh vạch ra “ba lằn ranh đỏ” hạn chế mức vay tương đương với dòng tiền; tài sản và mức vốn của doanh nghiệp bất động sản.

Với chính sách này, dòng tiền đang được điều chỉnh tập trung vào lĩnh vực cần ưu tiên như trí tuệ nhân tạo, công nghiệp bán dẫn, vi mạch, năng lượng tái tạo,…là động lực nội tại giúp “gã khổng lồ” châu Á duy trì phong độ phát triển và khẳng định đẳng cấp nền kinh tế.

Đảng cộng sản Trung Quốc ra Nghị quyết lịch sử lần thứ 3, “bẻ lái” nền kinh tế, giảm phụ thuộc vào bất động sản, hạ tầng; tập trung nâng cao năng lực sản xuất, chế tạo. Báo cáo của Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc nêu ra triết lý “Sản xuất là nền tảng quyết định sức mạnh của quốc gia và vị thế tương lai của quốc gia đó trên thế giới”.

Được điều hành bởi nhà nước toàn năng, dựa vào chính sách thống nhất từ trên xuống dưới và khả năng “túc trí đa mưu” của giới tinh hoa đất nước, nền kinh tế Trung Quốc như cỗ xe mạnh mẽ, giàu năng lượng đang di duyển với tốc độ chóng mặt.

Trung Quốc vượt Mỹ chỉ là vấn đề thời gian

Trước đại dịch COVID-19, khả năng Trung Quốc vượt Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới trong tương lai gần đã được thảo luận sôi nổi. Qua 3 năm dịch bệnh, nền kinh tế - chính trị Trung Quốc đã phát tiết tất cả những gì là nội lực, tính ưu việt mang bản sắc Trung Hoa.

Ví dụ, với hệ giá trị dân chủ phương Tây rất khó áp dụng “zero COVID”, ông Joe Biden còn dè chừng với đảng Cộng hòa trước khi áp đặt ý chí chính trị vào kinh tế, xã hội Mỹ. Hoặc, cũng là kìm hãm BigTech, nhưng Washington mất nhiều thời gian hơn Bắc Kinh.

Ở bên kia Thái Bình Dương, Tổng thống Joe Biden chuẩn bị kết thúc năm đầu tiên trên cương vị ông chủ Nhà trắng - với rất nhiều thách thức, khó khăn, nhiều chương trình, kế hoạch lớn dở dang. Mới đây Mỹ mất ngôi quốc gia giàu nhất toàn cầu vào tay Trung Quốc, tăng trưởng GDP Mỹ nhiều năm liền thấp hơn cường quốc châu Á.

Trương Khắc Hà

Diễn Đàn Doanh Nghiệp

Các tin tức khác

>   Núi nợ của các nước đang phát triển ngày càng chồng chất trong đại dịch Covid-19 (19/01/2022)

>   Du lịch toàn cầu khó phục hồi hoàn toàn trước năm 2024 (19/01/2022)

>   Ba lĩnh vực có thể 'hút' vốn đầu tư mạnh nhất trong năm 2022 (19/01/2022)

>   ILO: 'Tỷ lệ thất nghiệp toàn cầu sẽ ở mức cao đến năm 2023' (18/01/2022)

>   Kinh tế thế giới phục hồi trong âu lo (18/01/2022)

>   Chuỗi cung ứng toàn cầu chao đảo vì "Zero-Covid" của Trung Quốc (18/01/2022)

>   Doanh số bán lẻ tại Mỹ giảm 1.9% trong tháng 12 (17/01/2022)

>   Ngân hàng Thế giới dự báo tăng trưởng kinh tế Campuchia đạt 4.5% trong năm 2022 (16/01/2022)

>   Trung Quốc hạ lãi suất cho vay trung hạn lần đầu tiên kể từ tháng 4/2020 (17/01/2022)

>   GDP Trung Quốc tăng 8.1% trong năm 2021 (17/01/2022)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật