Thứ Hai, 03/01/2022 10:02

Ngày 4/1 Quốc hội bắt đầu bàn chương trình phục hồi kinh tế

Ngày 4/1, Quốc hội bắt đầu kỳ họp bất thường với nội dung chính là xem xét về chương trình phục hồi kinh tế và xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam đến năm 2025.

Kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội khóa XV dự kiến diễn ra từ 4-11/1. Quốc hội sẽ xem xét, quyết định 4 nội dung quan trọng. Thứ nhất là dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 8 luật (Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự).

Hai là, dự thảo nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Cần Thơ. Ba là, đề án xây dựng cơ chế, chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Bốn là, chủ trương đầu tư dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025.

Một trong những nội dung quan trọng được xem xét là cơ chế, chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Tại họp báo trước kỳ họp, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế Phạm Thị Hồng Yến cho biết chính sách sẽ tập trung tăng cả tổng cung và tổng cầu, phối hợp linh hoạt, chặt chẽ, hài hòa chính sách tài khóa, tiền tệ với các chính sách thương mại, dịch vụ, đầu tư...

Quốc hội sắp họp bắt thường xem xét chương trình phục hồi kinh tế ảnh 1

Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế Phạm Thị Hồng Yến. Ảnh: Quốc hội.

Hiện quy mô gói chính sách chưa được công bố. Tuy nhiên, theo cơ quan thẩm tra, gói chính sách có quy mô đủ lớn, có mục tiêu trọng tâm, trọng điểm để giải quyết những vấn đề cấp bách, tránh lãng phí nguồn lực.

Thời hạn triển khai chủ yếu trong 2 năm 2022-2023 với lộ trình thích hợp để phục hồi và kích thích nền kinh tế.

Chương trình phục hồi phát triển kinh tế - xã hội sẽ gồm 5 nhóm giải pháp chính. Một là mở cửa nền kinh tế gắn với đầu tư nâng cao năng lực y tế, phòng chống dịch bệnh. Hai là đảm bảo an sinh xã hội và hỗ trợ việc làm.

Ba là hỗ trợ phục hồi cho doanh nghiệp, hợp tác xã và các hộ kinh doanh. Bốn là phát triển kết cấu hạ tầng, khơi thông nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển. Năm là cải cách thể chế, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

Theo bà Yến, Chương trình phục hồi phát triển kinh tế - xã hội cơ bản đã bao quát toàn bộ các lĩnh vực đời sống kinh tế, xã hội, trong đó xác định ưu tiên cho lĩnh vực y tế gắn với chương trình và chiến lược tổng thể phòng chống dịch bệnh Covid-19.

Tuấn Hùng

ZING

Các tin tức khác

>   Năm 2022: Lạm phát, tăng trưởng GDP và khơi thông dòng vốn cho nền kinh tế (01/01/2022)

>   Việt Nam: Từ đối phó đại dịch đến sân chơi toàn cầu (01/01/2022)

>   Năm của phục hồi và tăng trưởng kinh tế (01/01/2022)

>   Tư duy mới cho kinh tế 2022 (31/12/2021)

>   Thủ tướng Phạm Minh Chính: Doanh nghiệp là “trái tim” của nền kinh tế (31/12/2021)

>   Kinh tế Việt Nam - một hành trình kiên cường (31/12/2021)

>   TP.HCM đưa dự báo kinh tế phục hồi, phát triển hình chữ V năm 2022 (30/12/2021)

>   10 sự kiện kinh tế nổi bật năm 2021  (31/12/2021)

>   Toàn cảnh những 'thăng trầm' của kinh tế xã hội Việt Nam năm 2021 (30/12/2021)

>   CPI năm 2021 tăng 1.84%, lạm phát tăng 0.81% (29/12/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật