Thứ Bảy, 01/01/2022 08:29

Việt Nam: Từ đối phó đại dịch đến sân chơi toàn cầu

Trả lời chúng tôi nhân dịp năm mới 2022, một số chuyên gia quốc tế đã đưa ra nhận định về Việt Nam trong năm 2021 và những dự báo cho năm 2022.

Việt Nam: Từ đối phó đại dịch đến sân chơi toàn cầu - ảnh 1

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris ngày 25.8.2021. TTXViệt Nam

Duy trì động lực phát triển

PGS Ekaterina Koldunova (Khoa Nghiên cứu châu Á - châu Phi, Học viện Quan hệ quốc tế Moscow - MGIMO, Nga)

Năm 2021, Việt Nam tiếp tục vật lộn với đại dịch và có những tháng phải đối mặt với tình hình rất khó khăn, nhưng đã nhanh chóng đẩy mạnh tốc độ tiêm chủng vắc xin ngừa Covid-19, rồi dần kiểm soát tình hình tốt hơn. Bất chấp những khó khăn liên quan đại dịch, Việt Nam vẫn đạt triển vọng tăng trưởng kinh tế khá khả quan, duy trì vị trí tiên phong ở ASEAN về động lực kinh tế và có thể tận dụng tốt những thành tựu đã đạt được khi ký kết một số thỏa thuận tự do thương mại (FTA) đa phương và song phương.

Bên cạnh đó, Việt Nam đã đạt nhiều thành quả về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực mua bán và sản xuất vắc xin phòng ngừa Covid-19. Tất cả những nỗ lực này có thể giúp Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất vắc xin quốc tế trong tương lai.

Nền tảng tăng cường hợp tác quốc tế

 

PGS Stephen Robert Nagy Đại học Cơ Đốc giáo quốc tế - Nhật Bản, học giả tại Viện Nghiên cứu các vấn đề quốc tế của Nhật).

 

Năm 2021, đại dịch Covid-19 đã trở thành thách thức lớn cho các nước phát triển cũng như các nước mới nổi. Việt Nam cũng đối mặt thách thức này. Tuy nhiên, những thành công ban đầu từ việc tăng cường các biện pháp phòng chống dịch, đã không đem lại hiệu quả về sau, gây ảnh hưởng nhất định đến một số lĩnh vực. Trong năm 2022, việc hợp tác nhiều hơn với Nhật Bản, EU và Mỹ về phân phối vắc xin có thể sẽ giúp Việt Nam phục hồi nhanh hơn.

Về quan hệ quốc tế, chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Nhật Bản và chuyến thăm của Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris đến Việt Nam cho thấy các nhân tố chủ chốt quan trọng trong khu vực Thái Bình Dương đang tăng cường quan hệ hợp tác với Việt Nam. Cả Washington và Tokyo đều coi Hà Nội là đối tác quan trọng để giải quyết hòa bình các thách thức ở Biển Đông và tăng cường hội nhập ASEAN. Việt Nam cũng đã trở thành một bên mang tính xây dựng trong việc nêu rõ tầm quan trọng của cách tiếp cận dựa trên luật lệ đối với các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông.

Dựa trên đà phát triển vào năm 2021, Việt Nam có nhiều tiềm năng để tăng cường ngoại giao, quyền lực mềm và quan hệ đối tác vào năm 2022.

Thứ nhất, thông qua hợp tác nhiều hơn với Nhật, Mỹ và các bên liên quan khác ở Thái Bình Dương, Việt Nam có thể tăng cường hơn nữa năng lực quản trị, năng động kinh tế và nhân lực để phát triển sâu rộng hơn và phục hồi kinh tế hậu đại dịch. Thứ hai, thông qua làm việc với các bên liên quan ở Đông Nam Á, Việt Nam có thể tiếp tục thúc đẩy sự đồng thuận về Biển Đông để bảo vệ lợi ích của ASEAN. Thứ ba, Việt Nam có cơ hội tăng cường quan hệ toàn diện với EU, Mỹ, Nhật Bản và các bên liên quan khác ở Đông Thái Bình Dương để góp phần định hình sự phát triển của khu vực và các thể chế dựa trên luật lệ.

Các thách thức đối ngoại

 

Chuyên gia Murray Hiebert (Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế - CSIS, Mỹ). 

 

Việt Nam đã kiểm soát đại dịch Covid-19 đạt nhiều kết quả ấn tượng trong năm 2020, nhưng đến năm 2021 thì phải sau một thời gian mới nhận ra rằng không thể theo đuổi chiến lược “Zero Covid” bằng mọi giá. Vì vậy, có lúc, Việt Nam chưa thực sự sẵn sàng, bao gồm cả việc tiêm chủng, để đối phó làn sóng đại dịch tiếp theo, nhưng đến cuối năm 2021, thì kết quả đạt được đã tốt hơn. Giai đoạn khó khăn đã kéo theo sự đình trệ trong phát triển kinh tế, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn.

Tình hình của Việt Nam trong năm sau phụ thuộc vào tỷ lệ bao phủ vắc xin ngừa Covid-19 cũng như kiểm soát các biến thể của SARS-CoV-2. Tất nhiên, Việt Nam cũng sẽ phụ thuộc vào sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu và chuỗi cung ứng toàn cầu, xây dựng cơ chế mở cửa với khách du lịch…

Về quan hệ quốc tế, những sự kiện chính trị quan trọng trong năm 2022, điển hình là đại hội toàn quốc của đảng Cộng sản Trung Quốc, có thể tác động đến tình hình an ninh, chính trị toàn cầu liên quan Việt Nam. Trong đó, Việt Nam có thể phải đối mặt với một số áp lực nhất định trong việc khai thác nguồn tài nguyên trên biển. Ngoài ra, thách thức có thể còn là những thách thức cản trở sự đồng thuận của ASEAN trong năm 2022.

Hoàng Đình

Thanh niên

Các tin tức khác

>   Năm của phục hồi và tăng trưởng kinh tế (01/01/2022)

>   Tư duy mới cho kinh tế 2022 (31/12/2021)

>   Thủ tướng Phạm Minh Chính: Doanh nghiệp là “trái tim” của nền kinh tế (31/12/2021)

>   Kinh tế Việt Nam - một hành trình kiên cường (31/12/2021)

>   TP.HCM đưa dự báo kinh tế phục hồi, phát triển hình chữ V năm 2022 (30/12/2021)

>   10 sự kiện kinh tế nổi bật năm 2021  (31/12/2021)

>   Toàn cảnh những 'thăng trầm' của kinh tế xã hội Việt Nam năm 2021 (30/12/2021)

>   CPI năm 2021 tăng 1.84%, lạm phát tăng 0.81% (29/12/2021)

>   GDP năm 2021 của Việt Nam tăng 2.58% (29/12/2021)

>   Những chính sách kinh tế có hiệu lực từ tháng Một năm 2022 (27/12/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật