Thứ Sáu, 10/12/2021 09:48

Tương lai nào cho các doanh nghiệp đầu tư điện gió?

Nhiều chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng nên tiếp tục gia hạn ưu đãi giá FIT, đồng thời cần có cơ chế, chính sách để thúc đẩy đầu tư tư nhân trong phát triển điện gió.

Ngày 31/10, giá mua điện gió ưu đãi hiện hành hết hạn theo Quyết định số 39/2018/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 37/2011/QĐ-TTg ngày 29/6/2011 của Thủ tướng về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam.

Tính đến hết thời điểm trên, có 69 nhà máy điện gió với tổng công suất 3.298 MW được công nhận vận hành thương mại (COD); 37 nhà máy điện gió còn lại trong danh sách chưa được công nhận COD đến thời điểm đó, hiện vẫn tiếp tục tiến trình hoàn thiện xây dựng, lắp đặt và tiến tới được thẩm định để đóng điện, hòa lưới điện.

Theo đó, nhiều nhà đầu tư tỏ ra hoang mang khi không còn cơ chế giá cố định (FIT) khuyến khích, một số xin gia hạn, số khác cho rằng cần có chính sách dài hơi mới phát triển được điện gió...

Nhà đầu tư điện gió "ngồi trên lửa"

Ông Trịnh Đức Trường Sơn - Giám đốc Công ty TNHH MTV Năng lượng Viên An Cà Mau - nêu thực tế, quá trình xây dựng đúng vào thời điểm dịch Covid-19 bùng phát mạnh nhất, từ công tác thi công đến vận chuyển thiết bị máy móc đến công trường dự án đều gặp khó.

Trước hết về việc vận chuyển tuabin từ nước ngoài về, ông cho biết phải qua rất nhiều khâu kiểm dịch. Thiết bị công ty nhập về tập trung tại cảng Ba Son, Vũng Tàu nhưng để đưa cán bộ kỹ thuật vào cảng Ba Son tương đối khó khăn do tỉnh có nhiều quy định giãn cách khắt khe.

Bên cạnh đó, ông Sơn cho biết đơn vị gặp nhiều khó khăn về nguồn nhân lực để triển khai dự án ở các vị trí đóng trục tuabin, đường dây và quy định xét nghiệm của các tỉnh. "Trong quá trình thi công, công ty phải chi trả chi phí test Covid-19 với tần suất test dày đặc, rất tốn kém lại ảnh hưởng tiến độ", ông phản ánh.

Do đó, doanh nghiệp kiến nghị, cần có sự rõ ràng về giá FIT tiếp theo, thời gian gia hạn như thế nào một cách cụ thể để có cơ sở cho quá trình triển khai tiếp theo.

tương lai đầu tư điện gió ảnh 1

Nhiều dự án điện gió đang trong tình trạng chậm tiến độ. Ảnh: Quỳnh Danh.

Ông Nguyễn Văn Vy, Phó chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam cũng cho rằng Việt Nam chưa có chính sách dài hạn nhằm tạo ra môi trường đầu tư ổn định và đảm bảo dự đoán được dòng doanh thu của các dự án năng lượng tái tạo.

"Quy định hệ thống điện mặt trời mái nhà có công suất không quá 1 MW, áp dụng chung cho các hộ gia đình và các doanh nghiệp cũng chưa hợp lý. Nhiều doanh nghiệp có tiềm năng điện mái nhà rất lớn, nhưng khó khăn cho nhà đầu tư", ông nhìn nhận.

Do đó, ông Vy cho rằng cần sớm ban hành cơ chế đấu thầu phát triển các dự án năng lượng tái tạo theo các bước. Cụ thể, xác định khối lượng cần đầu tư xây dựng các dự án điện trong từng năm, theo từng vùng, miền nhằm tránh quá tải cho các đường dây.

Giải pháp nào để điện gió phát triển?

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Chuyên gia năng lượng, nguyên Giám đốc Trung tâm Năng lượng tái tạo, Bộ Công Thương cho rằng đầu tư điện gió có nhiều ưu điểm hơn nhưng lại yêu cầu tính phức tạp về kỹ thuật, đặc biệt là điện gió ngoài khơi. Ngoài ra, Việt Nam cũng chưa có kinh nghiệp phát triển điện gió ngoài khơi, tỷ lệ nội địa hoá thấp, hình thức chủ yếu vẫn là nhập toàn bộ về vào lắp đặt.

"Do đó, lựa chọn con đường phát triển cho điện gió cần cơ chế chính sách, đặc biệt là cơ chế chia sẻ rủi ro, hiện toàn bộ rủi ro đang đặt trên vai chủ đầu tư", ông nêu quan điểm.

Ông Tuấn đánh giá phát triển điện gió ở Việt Nam trong giai đoạn 2011- 2021 là sự đột phá, đặc biệt trong năm 2021. Nếu như năm 2011 chỉ ở mức 30 MW thì năm 2021 đã lên mức 4800 MW được đưa vào hoạt động.

"Sự phát triển bùng nổ đó là nhờ chính sách điện gió, Việt Nam đã có sự hỗ trợ phát triển rất tích cực, tuy nhiên, để tiếp tục phát triển tương ứng với tiềm năng, cần phải có những chính sách hỗ trợ tìm kiếm những chính sách mạnh hơn nữa", ông Tuấn nhìn nhận.

tương lai đầu tư điện gió ảnh 2

Những năm gần đây, làn sóng đầu tư các dự án điện gió đã thực sự bùng nổ với sự tham gia của hàng loạt nhà đầu tư lớn cả trong và ngoài nước. Ảnh: Hoàng Hà.

Ông Trần Đăng Khoa - Trưởng ban thị trường điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - hy vọng cơ chế đấu thầu sẽ khắc phục những tồn tại, chúng ta mua đúng đủ theo yêu cầu, đúng thời điểm và và có giá cạnh tranh. Hiện nay cơ chế này do Bộ Công Thương chủ trì, xem xét nên chưa có nhiều thông tin chia sẻ.

Ông cho biết trên thế giới, để khuyến khích năng lượng tái tạo, đi từ chính sách từ thấp đến cao, ban đầu sử dụng cơ chế giá FIT, sau đó chuyển sang cơ chế đấu thầu. Những nước trong Liên minh châu Âu, trong quá trình đấu thầu, nếu tiền hỗ trợ ít nhất từ ngân sách của Chính phủ thì đơn vị đó thắng thầu. Các cơ chế đều có có điểm mạnh, điểm yếu, cơ chế tiến bộ dần. Cơ chế sau khắc phục khiếm khuyết của cơ chế trước.

Bộ trưởng cũng cho biết Bộ đang xây dựng dự thảo quyết định của Thủ tướng quy định về phát triển các dự án điện gió, điện mặt trời theo Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư, trong đó điểm cốt yếu là cơ chế đấu thầu, đấu giá để lựa chọn nhà đầu tư và xác định giá điện.

Theo đó, các nhà đầu tư sẽ đàm phán giá với EVN trong khung giá phát điện do Bộ Công Thương ban hành. Các dự án dở dang sẽ được xem xét giải quyết trong điều khoản chuyển tiếp của dự thảo quyết định nêu trên. Đồng thời, Bộ cũng đang khẩn trương xây dựng khung giá cho điện gió, điện mặt trời làm căn cứ cho nhà đầu tư đàm phán với EVN trong thời gian tới.

Theo quyết định 39, giá FIT ưu đãi cho điện gió trên biển là 9,8 cent một kWh (tương đương 2.223 đồng) và trên bờ là 8,5 cent một kWh (khoảng 1.927 đồng). Thời gian áp dụng cho các dự án hoàn thành trước ngày 31/10/2021.

Thanh Thương

Zing.vn

Các tin tức khác

>   Xét xử cựu Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung cùng đồng phạm (10/12/2021)

>   Bí bách nhà ở sau dịch (10/12/2021)

>   Nhiều định hướng phát triển TP.HCM trong năm 2022 (10/12/2021)

>   Các Bộ nhất trí chủ trương mở lại các đường bay quốc tế từ 15/12 (09/12/2021)

>   Vụ SAGRI: Cựu Giám đốc Sở Xây dựng TPHCM cãi không phạm tội (09/12/2021)

>   Xét xử sai phạm tại SAGRI: Ông Trần Vĩnh Tuyến thừa nhận thiếu kiểm tra (09/12/2021)

>   Chuỗi cung ứng hàng Việt vẫn vững chắc trong dịch bệnh (08/12/2021)

>   Tập đoàn LEGO đầu tư nhà máy 1 tỷ USD tại Bình Dương (08/12/2021)

>   Ông Lê Tấn Hùng đã làm gì để che giấu hành vi tham ô tài sản? (08/12/2021)

>   Doanh nghiệp nước ngoài lạc quan về tiềm năng của ngành kho vận VN (08/12/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật