Thứ Năm, 09/12/2021 13:54

Vụ SAGRI: Cựu Giám đốc Sở Xây dựng TPHCM cãi không phạm tội

Bị cáo Trần Trọng Tuấn, cựu Giám đốc Sở Xây dựng TPHCM cho rằng bản thân không phạm tội như cáo trạng nêu và đề nghị HĐXX xem xét khách quan, đầy đủ, toàn diện để đánh giá chứng cứ.

Sáng 9/12, phiên tòa sơ thẩm của TAND TPHCM xét xử sơ thẩm vụ cựu Phó Chủ tịch TPHCM Trần Vĩnh Tuyến sai phạm khi duyệt cho Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn (SAGRI) chuyển nhượng dự án cho tư nhân, gây thiệt hại 672 tỷ đồng, tiếp tục với phần xét hỏi.

Trả lời HĐXX, bị cáo Trần Vĩnh Tuyến cho biết, năm 2016, ông được bổ nhiệm làm phó Chủ tịch UBND TPHCM phụ trách lĩnh vực kinh tế, tài chính. Một năm sau, bị cáo này được phân công phụ trách thêm lĩnh vực xây dựng, quản lý đô thị. Ông Tuyến khai, biết việc chuyển nhượng dự án trong vụ án này, kể từ khi nhận được tờ trình của Sở Xây dựng. Tiếp đó, Văn phòng UBND TPHCM có tờ trình, sau khi xem xét, kiểm tra, đối chiếu đúng quy định nên ông Tuyến ký quyết định chấp thuận.

Vẫn theo ông Tuyến, ông ký chuyển nhượng dự án theo thẩm quyền của UBND TPHCM và ông được phân công ký vì đó là lĩnh vực mà ông phụ trách tại UBND TPHCM. Tuy nhiên, bị cáo này cũng thừa nhận đã thiếu kiểm tra, đôn đốc trong việc ký chấp nhận cho chuyển nhượng dự án.

Trả lời HĐXX, bị cáo Trần Trọng Tuấn, cựu Giám đốc Sở Xây dựng TPHCM (đang bị xét xử tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”) cho rằng, mình không phạm tội như cáo trạng nêu và đề nghị HĐXX xem xét khách quan, đầy đủ, toàn diện để đánh giá chứng cứ, xác định có tội hay không có tội.

Cựu Giám đốc Sở Xây dựng TPHCM Trần Trọng Tuấn.

"Cáo trạng xác định có 3 sai phạm chính trong vụ án này. Tuy nhiên, tôi có những chứng cứ pháp lý và căn cứ quy định pháp luật để khẳng định tôi không vi phạm" - ông Tuấn trình bày với HĐXX.

Cũng theo bị cáo Tuấn, từ ngày 10/1/2013 đến 25/4/2019, ông là Giám đốc Sở Xây dựng TPHCM và được giao nhiệm vụ làm Chủ tịch hội đồng thẩm định của thành phố về chuyển nhượng dự án khu đô thị mới, dự án khu nhà ở, dự án hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp, để tham mưu cho Chủ tịch UBND TPHCM cho phép hay không cho phép chuyển nhượng dự án, theo Luật kinh doanh bất động sản năm 2014 và Nghị định 76/2015.

Về dự án trong vụ án này, ông Tuấn trình bày là dự án bất động sản, thuộc thẩm quyền thẩm định của Sở Xây dựng TPHCM. Khi Sở Xây dựng nhận hồ sơ xin chuyển nhượng dự án của SAGRI, văn phòng Sở nhận hồ sơ thì tự động chuyển cho các phòng chuyên môn, tổ thư ký họp và trình lên hội đồng thẩm định. Chủ tịch hội đồng sẽ căn cứ ý kiến của các thành viên trong hội đồng và quy định pháp luật để kết luận dự án có đủ điều kiện hay không đủ điều kiện chuyển nhượng theo Luật kinh doanh bất động sản.

“Tại cuộc họp của hội đồng, tổ thư ký phát phiếu ý kiến và thành viên hội đồng ghi ý kiến chứ không phải là phiếu biểu quyết” – Ông Tuấn khai.

Chiều nay (9/12), phiên tòa tiếp tục với phần đại diện Viện Kiểm sát xét hỏi các bị cáo.

Tân Châu

Tiền phong

Các tin tức khác

>   Xét xử sai phạm tại SAGRI: Ông Trần Vĩnh Tuyến thừa nhận thiếu kiểm tra (09/12/2021)

>   Chuỗi cung ứng hàng Việt vẫn vững chắc trong dịch bệnh (08/12/2021)

>   Tập đoàn LEGO đầu tư nhà máy 1 tỷ USD tại Bình Dương (08/12/2021)

>   Ông Lê Tấn Hùng đã làm gì để che giấu hành vi tham ô tài sản? (08/12/2021)

>   Doanh nghiệp nước ngoài lạc quan về tiềm năng của ngành kho vận VN (08/12/2021)

>   Càng chậm mở cửa, sẽ mất thêm 1 năm đón khách sang đến từ châu Âu (08/12/2021)

>   Bộ GTVT đề xuất bay quốc tế thường lệ từ 15.12 (07/12/2021)

>   Đường dây 200 triệu lít xăng giả: Khởi tố 97 bị can, phong tỏa gần 300 tỉ đồng (07/12/2021)

>   Xuất khẩu dệt may Việt Nam: Nhiều khả năng về đích với 39 tỷ USD (07/12/2021)

>   Kỳ họp HĐND TP.HCM: 'Nợ' giải quyết dứt điểm các dự án giao thông chậm tiến độ (07/12/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật