Thứ Năm, 04/11/2021 15:20

Giá thực phẩm tại Trung Quốc tăng mạnh trong tháng 10

Giá thực phẩm và các hàng hóa khác tại Trung Quốc tăng nhanh chóng, qua đó gây thêm áp lực cho các nhà hoạch định chính sách nước này.

Theo Bộ Thương mại Trung Quốc, trong tháng 10, giá thực phẩm tuần nào cũng tăng. Một rổ hàng bao gồm 30 loại rau chạm mức 5.99 Nhân dân tệ/kg (2.06 USD/pound) trong tuần kết thúc vào ngày 31/10, tăng 6.6% so với tuần trước. Trong tuần kết thúc vào ngày 26/09, giá rổ hàng này ở mức 4.39 Nhân dân tệ/kg (1.51 USD/pound).

Thông tin trên được đưa ra sau khi Chính phủ Trung Quốc đã hối thúc các chính quyền địa phương đảm bảo đủ nguồn cung thực phẩm trong suốt mùa đông này, đồng thời khuyến cáo người dân hãy tích trữ một số nhu yếu phẩm.

Bộ Thương mại Trung Quốc đã hối thúc chính quyền các địa phương thực hiện bình ổn giá và đảm bảo cung cấp đầy đủ nhu yếu phẩm hằng ngày, bao gồm rau củ quả, cho người dân trong mùa đông này và mùa xuân. Các hộ gia đình cũng được khuyến cáo hãy tích trữ một lượng nhất định nhu yếu phẩm hằng ngày để chuẩn bị cho những tháng mùa đông cũng như trong các trường hợp khẩn cấp.

Áp lực lạm phát và lộ trình thắt chặt chính sách tiền tệ của các nước khác sẽ hạn chế khả năng nới lỏng chính sách tiền tệ của Trung Quốc, Bruce Pang, Trưởng bộ phận nghiên cứu vĩ mô và chiến lược tại China Renaissance, cho hay.

Khả năng nới lỏng chính sách tiền tệ hạn chế sẽ buộc Trung Quốc cần tới sự hỗ trợ từ chính sách tài khóa và công nghiệp để ngăn chặn tình trạng đình lạm (kinh tế đình trệ đi kèm với lạm phát), ông Pang cho biết. Ông kỳ vọng nền kinh tế vẫn có thể tăng trưởng 4-5% trong quý 4.

Trong đêm qua, Fed cho biết sẽ giảm mua trái phiếu từ tháng 11/2021, đánh dấu bước đi đầu tiên trong quá trình rút dần gói hỗ trợ và hướng sang thắt chặt chính sách tiền tệ.

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) không công khai cho biết liệu họ có dựa trên chính sách tiền tệ của Mỹ để ra động thái hay không.

Người tiêu dùng chịu áp lực lạm phát

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10 có khả năng tăng trưởng mạnh gấp đôi so với tháng 9 “chủ yếu là vì đà hồi phục mạnh của giá thực phẩm, trong đó giá rau tăng mạnh khi nguồn cung giảm vì thời tiết bất lợi, lấn át cả đà giảm của giá thịt lợn”, Robin Xing, Chuyên gia kinh tế tại Morgan Stanley, cho biết trong một báo cáo.

Tuy vậy, dự báo CPI tăng 1.5% so với cùng kỳ trong tháng 10 vẫn còn thấp. Ông Xing lưu ý nhu cầu ảm đạm từ phía người tiêu dùng. Nhất là khi các cơ quan chức trách thông báo áp biện pháp hạn chế du lịch để kìm sự bùng phát của dịch bệnh trong vài ngày qua.

Trong tháng 9/2021, chỉ số CPI tăng 0.7% so với cùng kỳ, vì đà giảm 5.2% của giá thực phẩm.

Vũ Hạo (Theo CNBC)

FILI

Các tin tức khác

>   Chủ tịch Powell: Fed không vội nâng lãi suất (04/11/2021)

>   Khủng hoảng chuỗi cung ứng khiến nền kinh tế toàn cầu mắc kẹt (04/11/2021)

>   Fed sẽ bắt đầu giảm mua trái phiếu trong tháng 11/2021 (04/11/2021)

>   Hiệp định RCEP tiến gần tới mục tiêu có hiệu lực vào đầu năm 2022 (03/11/2021)

>   Kỳ vọng gì từ cuộc họp chính sách của Fed? (03/11/2021)

>   Khủng hoảng chuỗi cung ứng tại Mỹ: Hàng hóa mắc kẹt, doanh nghiệp lỗ chồng lỗ (03/11/2021)

>   Cần làm việc bao nhiêu năm để mua một căn hộ 60m2 tại Hồng Kông, Singapore, Tokyo? (03/11/2021)

>   Trung Quốc khuyến cáo người dân tích trữ nhu yếu phẩm (03/11/2021)

>   Châu Âu bị xáo trộn vì năng lượng (03/11/2021)

>   Trung Quốc đang xuất hiện dấu hiệu đình lạm? (02/11/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật