Thứ Tư, 03/11/2021 13:38

Khủng hoảng chuỗi cung ứng tại Mỹ: Hàng hóa mắc kẹt, doanh nghiệp lỗ chồng lỗ

Khủng hoảng chuỗi cung ứng tại Mỹ vẫn chưa có dấu hiệu cải thiện. Tình trạng thiếu hụt hàng hóa tiếp tục kéo dài, đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu tăng cao dịp cuối năm.

Khu cảng lớn nhất nước này - Los Angeles - đã chuyển sang hoạt động hết công suất bất kể ngày đêm, 7 ngày trong tuần, để giải tỏa lượng hàng hóa tồn đọng kỷ lục được vận chuyển từ Trung Quốc và châu Á. Tuy nhiên, tình trạng thiếu hụt hàng hóa vẫn tiếp tục kéo dài.

Cư dân trong khu phố Wilmington, nằm ngay cạnh bến cảng Los Angeles, ngày ngày đều phải chứng kiến một dãy xe tải chở container xếp hàng dài đến lượt vào cảng. Cuộc sống của họ cũng bị đảo lộn ít nhiều.

"Tôi thấy họ chuyển các container đi chỗ khác rất chậm. Xe tải đậu hết trước cổng nhà dân chúng tôi. Bọn trẻ không còn chỗ để đạp xe nữa", bà Vivian Martinez, cư dân Wilmington, chia sẻ.

Cảng Los Angeles đang nỗ lực xử lý các container tồn kho nhằm giải tỏa nút thắt trong chuỗi cung ứng. Tuy nhiên container chờ chuyển đi nhiều, trong khi tài xế xe tải bị thiếu hụt nghiêm trọng.

Ngoài những vấn đề cảng và người dân xung quanh phải đối mặt, các công ty vận tải đường bộ và một số kho hàng còn gặp thách thức khác trong việc tiếp nhận và xử lý tất cả các container hàng này.

Thay vì 2 tuần chờ đợi, hiện cửa hàng phải mất 4 - 5 tháng mới nhận được các đơn hàng đã đặt. Hệ quả nhãn tiền là nhiều cửa hàng bán lẻ trễ hẹn lên kệ hàng mới với khách hàng. Khoản lỗ từ hoạt động kinh doanh bị chất chồng lên cao.

Tàu container neo đậu tại cảng Los Angeles. (Ảnh: Reuters)

"Khó khăn lớn nhất là làm sao để có được thêm sản phẩm mới. Các sản phẩm đều bị mắc lại ở cảng. Khách hàng luôn yêu cầu hàng hóa phải cập nhật, nhưng tôi không thể đáp ứng", ông Lou Calderon, chủ cửa hàng, bày tỏ.

Trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát, nhiều doanh nghiệp nhỏ đã phải vật lộn để cạnh tranh với gã khổng lồ thương mại điện tử Amazon, nhưng nay họ gần như muốn đầu hàng trước khó khăn.

"Những chuỗi bán lẻ lớn như Amazon, Target chủ động bỏ tiền ra thuê tàu riêng để vận chuyển các container của họ. Còn những cửa hàng nhỏ lẻ như chúng tôi chỉ biết trông chờ vào các hãng bán sỉ. Chúng tôi nào có thể cạnh tranh được với các chuỗi lớn", ông Lou Calderon cho hay.

Giá nguyên vật liệu và tất cả mặt hàng đã tăng đáng kể. Các nhà cung cấp thực phẩm yêu cầu khách hàng phải tăng số lượng trong đơn đặt hàng tối thiểu. Chi phí vận chuyển tăng, quá trình vận chuyển bị tắc nghẽn làm chậm thời gian giao hàng, khiến nhà cung cấp càng ngần ngại hơn với những đơn hàng nhỏ.

Mặc dù một số địa phương đã nỗ lực thúc đẩy chương trình mua hàng nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ tồn tại, tuy nhiên đây cũng chỉ là giải pháp ngắn hạn cho cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng đang diễn ra.

Kim Huệ

VTV

Các tin tức khác

>   Cần làm việc bao nhiêu năm để mua một căn hộ 60m2 tại Hồng Kông, Singapore, Tokyo? (03/11/2021)

>   Trung Quốc khuyến cáo người dân tích trữ nhu yếu phẩm (03/11/2021)

>   Châu Âu bị xáo trộn vì năng lượng (03/11/2021)

>   Trung Quốc đang xuất hiện dấu hiệu đình lạm? (02/11/2021)

>   Cuộc khủng hoảng niềm tin đe dọa các tập đoàn địa ốc Trung Quốc (02/11/2021)

>   Lạm phát Hàn Quốc vượt 3% lần đầu tiên trong gần 10 năm (02/11/2021)

>   Apple khiến các mạng xã hội tổn thất gần 10 tỷ USD (02/11/2021)

>   Các nước Đông Nam Á đua nhau mở cửa để không bị bỏ lại phía sau (01/11/2021)

>   Tổng thống Biden kêu gọi các nước chung tay tháo gỡ rắc rối về chuỗi cung ứng (01/11/2021)

>   ''Cách mạng xanh'' tác động thế nào đến giá đồng? (01/11/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật