Thứ Ba, 02/11/2021 14:31

Trung Quốc đang xuất hiện dấu hiệu đình lạm?

Hiện Trung Quốc đang xuất hiện nhiều dấu hiệu về tình trạng đình lạm (tăng trưởng trì trệ đi kèm với lạm phát cao), khi giá cả tiếp tục leo thang và sản xuất giảm tốc, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế.

Theo kết quả một cuộc khảo sát PMI công bố vào cuối tuần trước, hoạt động sản xuất ở Trung Quốc trong tháng 10 suy giảm mạnh hơn dự báo và đánh dấu tháng giảm thứ hai liên tiếp. Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) tháng 10 ở mức 49.2 điểm, tức đang trong trạng thái thu hẹp.

Zhang Zhiwei, Chuyên gia kinh tế trưởng của Pinpoint Asset Management, nhận định chỉ số PMI tháng 10 của Trung Quốc đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ khi được công bố lần đầu tiên vào năm 2005 nếu không tính đến mức đáy trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 và khi đại dịch Covid-19 ập đến vào đầu năm ngoái.

Trong khi đó, chỉ số giá sản xuất (PPI) lại tăng lên mức cao nhất kể từ lần đầu tiên được công bố vào năm 2016, ông Zhang nhấn mạnh.

“Những tín hiệu này khẳng định nền kinh tế Trung Quốc đang trải qua tình trạng đình lạm”, ông Zhang nhận định trong một báo cáo.

“Đình lạm” (stagflation) xảy ra khi nền kinh tế bị trì trệ trong khi lạm phát leo thang. Hiện tượng này xảy ra lần đầu tiên trên thế giới vào thập niên 1970, khi cú sốc giá dầu dẫn tới một thời kỳ giá cả tăng cao kéo dài nhưng tăng trưởng GDP giảm mạnh tại nhiều quốc gia.

“Một dấu hiệu đáng lo ngại là lạm phát đã lan từ giá cả đầu vào đến giá cả đầu ra. Lạm phát giá đầu vào (nguyên vật liệu) đã cao trong nhiều tháng qua do giá hàng hoá cơ bản tăng cao. Tuy nhiên, mức tăng mạnh của chỉ số giá đầu ra trong tháng 10 lại rất đáng báo động”, vị chuyên gia nhận định.

Vị chuyên gia này cho rằng áp lực lạm phát ở Trung Quốc đang chuyển từ các công ty thượng nguồn đến các công ty hạ nguồn. Công ty thượng nguồn là công ty sản xuất ra những nguyên vật liệu đầu vào cần thiết để sản xuất hàng hoá, còn công ty hạ nguồn dùng nguyên vật liệu đầu vào từ thượng nguồn để sản xuất hàng hoá và phân phối.

“Chúng ta có thể thấy rõ tình trạng đình lạm trong sản xuất công nghiệp ở Trung Quốc, vì chỉ số giá đầu ra mạnh lên, cùng với sự gia tăng mạnh của chỉ số giá dầu vào. Bởi vậy, lĩnh vực sản xuất rõ ràng đang ở trong một tình huống khó khăn”, Raymond Yeung, Chiến lược gia trưởng về Trung Quốc của ANZ, nhận xét.

Theo cuộc khảo sát PMI tháng 10, sản lượng từ các nhà máy Trung Quốc suy yếu do tình trạng cắt điện luân phiên, thiếu nguyên vật liệu và chi phí đầu vào tăng. Trung Quốc hiện vẫn đang ở trong cuộc khủng hoảng thiếu điện do đang thiếu hụt than.

“Điều này dẫn tới việc các công ty phải rút lượng hàng dự trữ nhanh hơn, trong khi thời gian giao hàng kéo dài hơn. Ngoài ra, tình trạng thiếu hụt này cộng với giá nguyên vật liệu thô tăng cao đang kéo theo giá cả đầu ra tăng lên”, Sheana Yue, Chuyên gia kinh tế trưởng thuộc Capital Economics, đánh giá.

Vũ Hạo (Theo CNBC)

FILI

Các tin tức khác

>   Cuộc khủng hoảng niềm tin đe dọa các tập đoàn địa ốc Trung Quốc (02/11/2021)

>   Lạm phát Hàn Quốc vượt 3% lần đầu tiên trong gần 10 năm (02/11/2021)

>   Apple khiến các mạng xã hội tổn thất gần 10 tỷ USD (02/11/2021)

>   Các nước Đông Nam Á đua nhau mở cửa để không bị bỏ lại phía sau (01/11/2021)

>   Tổng thống Biden kêu gọi các nước chung tay tháo gỡ rắc rối về chuỗi cung ứng (01/11/2021)

>   ''Cách mạng xanh'' tác động thế nào đến giá đồng? (01/11/2021)

>   Trung Quốc: Nhà đất suy yếu, kinh tế giảm tốc (01/11/2021)

>   Mỹ và EU đạt thỏa thuận nới lỏng thuế quan thép và nhôm (31/10/2021)

>   Microsoft mua lại công ty kiểm duyệt nội dung Two Hat (31/10/2021)

>   Chỉ số lạm phát yêu thích của Fed chạm đỉnh 30 năm (30/10/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật