Thứ Tư, 03/11/2021 15:07

Hiệp định RCEP tiến gần tới mục tiêu có hiệu lực vào đầu năm 2022

Hiệp định RCEP sẽ có hiệu lực sau 60 ngày kể từ khi ít nhất 6 trong số 10 quốc gia ASEAN và ít nhất ba trong số năm quốc gia ngoài ASEAN phê chuẩn và nộp bản lưu chiểu cho ASEAN.

Bộ trưởng Ngoại giao Australia Marise Payne thông báo nước này phê chuẩn RCEP. (Nguồn: theaustralian.com.au)

Chính phủ Australia thông báo Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), một thỏa thuận thương mại lớn bao gồm Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Nhật Bản, Trung Quốc, Australia và các thành viên khác, đang tiến gần tới mục tiêu có hiệu lực vào đầu năm 2022.

Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tự do thương mại và hội nhập kinh tế ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Bộ trưởng Ngoại giao Australia Marise Payne cùng Bộ trưởng Thương mại, Du lịch và Đầu tư Dan Tehan ngày 2/11 đã ra tuyên bố chung thông báo về việc nước này phê chuẩn Hiệp định RCEP.

Tuyên bố khẳng định, Hiệp định sẽ thúc đẩy quan hệ thương mại giữa Australia với các quốc gia thành viên ASEAN và cũng là tín hiệu cho thấy sự ủng hộ của Australia đối với vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực.

Trong khi đó, New Zealand vẫn chưa đưa ra thông báo chính thức về vấn đề này, nhưng một nguồn tin ngày 3/11 cho biết, nước này đã hoàn tất các thủ tục phê chuẩn RCEP.

RCEP sẽ có hiệu lực sau 60 ngày kể từ khi ít nhất 6 trong số 10 quốc gia ASEAN và ít nhất ba trong số năm quốc gia ngoài ASEAN phê chuẩn và nộp bản lưu chiểu cho ASEAN, hiện đóng vai trò là ban thư ký của khối thương mại này.

Hiện đã có 5 quốc gia ASEAN phê chuẩn hiệp định này gồm Singapore, Brunei, Lào, Campuchia và Thái Lan và ba nước đối tác là Nhật Bản, Trung Quốc, Australia./.

Minh Trang

Vietnam+

Các tin tức khác

>   Kỳ vọng gì từ cuộc họp chính sách của Fed? (03/11/2021)

>   Khủng hoảng chuỗi cung ứng tại Mỹ: Hàng hóa mắc kẹt, doanh nghiệp lỗ chồng lỗ (03/11/2021)

>   Cần làm việc bao nhiêu năm để mua một căn hộ 60m2 tại Hồng Kông, Singapore, Tokyo? (03/11/2021)

>   Trung Quốc khuyến cáo người dân tích trữ nhu yếu phẩm (03/11/2021)

>   Châu Âu bị xáo trộn vì năng lượng (03/11/2021)

>   Trung Quốc đang xuất hiện dấu hiệu đình lạm? (02/11/2021)

>   Cuộc khủng hoảng niềm tin đe dọa các tập đoàn địa ốc Trung Quốc (02/11/2021)

>   Lạm phát Hàn Quốc vượt 3% lần đầu tiên trong gần 10 năm (02/11/2021)

>   Apple khiến các mạng xã hội tổn thất gần 10 tỷ USD (02/11/2021)

>   Các nước Đông Nam Á đua nhau mở cửa để không bị bỏ lại phía sau (01/11/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật