Thứ Hai, 25/10/2021 09:16

Số nhà bỏ trống ở Trung Quốc đủ để cung cấp chỗ ở cho… toàn bộ dân Pháp!

Nếu lái xe một hoặc hai giờ bên ngoài Thượng Hải hoặc Bắc Kinh, bạn sẽ thấy điều gì đó kỳ lạ: Các tòa nhà vẫn cao, hiện đại và trong tình trạng tốt. Tuy nhiên, không giống các thành phố nhộn nhịp khác ở nước này, chúng vắng tanh.

Đây là những “thành phố ma” của Trung Quốc.

Sự tồn tại của chúng từng được ghi nhận. Năm 2013, chương trình "60 Minutes" của CBS đã phát một đoạn phim về các thành phố ma của Trung Quốc, trong đó phóng viên Lesley Stahl đi trên một con đường lớn vào giờ cao điểm nhưng hầu như không có một chiếc xe hơi nào trong tầm mắt.

Sau khi Evergrande lâm vào cảnh nợ nần, các thành phố ma cũng trở thành nguồn quan tâm mới. Mặc dù chúng là minh chứng cho sự phụ thuộc của Trung Quốc vào bất động sản như một động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và niềm tin vào lĩnh vực này như một khoản đầu tư an toàn, nhưng số lượng chính xác rất khó xác định.

Thành phố ma của Trung Quốc là gì?

Nổi tiếng nhất trong số các thành phố ma của Trung Quốc có thể là Ordos, còn được gọi là Kangbashi, ở khu vực Nội Mông.

Vào đầu những năm 2000, thành phố này được dự định làm nơi ở của một triệu người, sau đó được giảm xuống còn 300,000 người. Nhưng tính đến năm 2016, chỉ có 100,000 người sống tại đó. Cuối cùng, Kangbashi thu hút được người dân sau khi Chính phủ chuyển một số trường học hàng đầu vào thành phố này.

Năm 2015, nhiếp ảnh gia Kai Caemmerer đến Trung Quốc để khám phá những thành phố ma. Những bức ảnh của anh cho thấy những dãy nhà cao tầng vô tận mà hầu như không có bất kỳ dấu hiệu nào về sự sống của con người.

Những căn hộ không có người ở này chiếm phần đáng kể trong thị trường nhà ở khổng lồ của Trung Quốc, với quy mô gấp đôi Mỹ và đạt giá trị 52 nghìn tỷ USD vào năm 2019. Dữ liệu từ Khảo sát Tài chính Hộ gia đình Trung Quốc được công bố gần đây nhất cho thấy 21% số nhà - khoảng 65 triệu căn - bị bỏ trống tính đến năm 2017. Tính ra, những căn nhà bỏ trống đó có thể chứa cả… tổng số dân của Pháp.

Tuy vậy, không giống các khu vực của Mỹ và Nhật Bản, nơi những ngôi nhà bị bỏ hoang và mục nát khiến các nơi đó được gọi là thành phố ma, ở Trung Quốc thì khác: Chúng không bị bỏ đi, chỉ là không có người ở.

Vì đâu nên nỗi?

Điều đầu tiên cần hiểu về các thành phố ma của Trung Quốc là chúng không phải những thành phố trong tình trạng hư hỏng. Thay vào đó, chúng chứa đầy các ngôi nhà mới, được mua như một khoản đầu tư. Chúng cũng là một triệu chứng của việc cung và cầu không khớp nhau.

"Những ngôi nhà này đã được bán hết cho các nhà đầu tư và người mua, nhưng chủ sở hữu không đến ở hoặc không có người thuê", Xin Sun, một giảng viên về kinh doanh ở Trung Quốc và Đông Á tại trường King's College London, nói.

Về phía nguồn cung, Sun cho biết Chính phủ có được nguồn thu lớn từ việc cho các công ty phát triển nhà thuê đất. “Điều này mang lại cho Chính phủ động lực lớn để khuyến khích sự phát triển thay vì hạn chế nó”, ông nói.

Mỗi năm, Trung Quốc bắt đầu xây dựng 15 triệu ngôi nhà mới - gấp 5 lần Mỹ và châu Âu cộng lại, The Economist đưa tin hồi tháng Giêng.

Ngoài việc Chính phủ thúc đẩy phát triển và nguồn cung, còn có vấn đề về tốc độ đô thị hóa của Trung Quốc. Dữ liệu từ Ngân hàng Thế giới chỉ ra tính đến năm ngoái, 61% dân số Trung Quốc đã sống ở các thành phố, gần gấp đôi so với 35.8% chỉ hai thập niên trước đó.

Văn hóa đầu tư bất động sản

Về phía cầu, xu hướng giá nhà tăng đã tạo ra nhu cầu lớn về bất động sản thứ hai và thứ ba, Sun nói.

Trong vòng hai thập niên, giá nhà đã tăng gấp nhiều lần ở nhiều nơi, kể cả các thành phố lớn. Hầu hết mọi người ở Trung Quốc chưa trải qua một vụ vỡ bong bóng bất động sản đáng kể như những gì Mỹ đã trải qua vào năm 2008 hay Nhật Bản trong những năm 1990”, Sun nói.

Điều này dẫn đến niềm tin rất lớn khá phổ biến rằng bất động sản là cách tốt nhất để bảo toàn và tạo ra của cải, kích thích nhu cầu mua tài sản bổ sung”, Sun nói.

Tỷ lệ sở hữu nhà ở Trung Quốc khá cao: Hơn 90% hộ gia đình có nhà, theo một báo cáo nghiên cứu hồi tháng Giêng về quyền sở hữu nhà ở Trung Quốc từ Trung tâm Thông tin Công nghệ Sinh học Quốc gia. Hơn 20% chủ nhà tại Trung Quốc sở hữu nhiều hơn một ngôi nhà. Trong khi đó, tỷ lệ sở hữu nhà tại Mỹ là 65%.

Bất động sản nắm giữ cũng chiếm tỷ lệ lớn trong tài sản hộ gia đình ở Trung Quốc: 70% tài sản hộ gia đình - cao hơn nhiều so với những gì bạn thấy ở các nền kinh tế phương Tây - là nằm trong bất động sản.

Tuy nhiên, nhu cầu về nhà ở - và đây là chỗ sự không khớp nhau xuất hiện - đã bị ảnh hưởng bởi một loạt yếu tố, Bernard Aw, nhà kinh tế giám sát Châu Á Thái Bình Dương của Coface, cho biết. Trong số các yếu tố này là khả năng không mua nổi nhà ngày càng tăng, dân số già đi và tốc độ tăng dân số chậm lại.

Họ đã tạo ra nguồn cung quá mức rồi bán ra. Và đó là lý do tại sao bạn nhìn thấy các ngôi nhà bỏ trống”, Aw nói.

Nhã Thanh (Theo Business Insider)

FILI

Các tin tức khác

>   Kỷ nguyên 'hậu corona' sẽ ra sao ở Nhật Bản và Hàn Quốc? (24/10/2021)

>   Tình trạng thiếu chip toàn cầu vẫn chưa có hồi kết? (23/10/2021)

>   Trung Quốc gấp rút tìm cách giải quyết tình trạng thiếu điện (23/10/2021)

>   Fed cấm các thành viên cấp cao sở hữu cổ phiếu, trái phiếu riêng lẻ (22/10/2021)

>   Evergrande tiến hành thanh toán 83.5 triệu USD lãi trái phiếu (22/10/2021)

>   Thành phố nào có nguy cơ rơi vào bong bóng bất động sản nhất trên thế giới? (21/10/2021)

>   Nguy cơ Trung Quốc xuất khẩu lạm phát ra toàn cầu (21/10/2021)

>   IMF hạ dự báo tăng trưởng của châu Á vì biến chủng delta (20/10/2021)

>   Vừa rục rịch phục hồi, ngành hàng không lại lao đao vì giá xăng dầu leo thang (19/10/2021)

>   Kinh tế Trung Quốc chao đảo vì khủng hoảng năng lượng và nhà đất (19/10/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật