Thứ Năm, 21/10/2021 15:23

Nguy cơ Trung Quốc xuất khẩu lạm phát ra toàn cầu

Giữa lúc nhu cầu tăng mạnh, công ty sản xuất ghế Zhejiang Zhendong Leisure Products chứng kiến hoạt động kinh doanh bùng nổ. Công ty này sản xuất khoảng 1 triệu ghế xếp mỗi năm từ nhà máy ở Trung Quốc và sau đó xuất khẩu tới Mỹ, châu Âu.

Nhu cầu tăng đột biến khiến lượng đơn hàng tồn đọng của Zhejiang Zhendong Leisure Products kéo dài tới tháng 4/2021, đồng thời giúp công ty có sự tự tin để nâng giá thêm 10%. Thay vì sự suy giảm về nhu cầu mỗi khi tăng giá, “người mua lại đặt thêm đơn hàng tại thời điểm này vì sợ rằng giá có thể tăng thêm trong tương lai”, Sonia Lu, một giám đốc kinh doanh ở nước ngoài, lý giải tại Hội chợ Thương mại Canton.

Sản phẩm dù che nắng thậm chí còn tăng giá mạnh hơn. Shaoxing Gaobu Tourism Products chuyên sản xuất ô che nắng tại bãi biển và sân vườn, đồng thời phân phối sản phẩm thông qua các nhà bán lẻ như Walmart và Carrefour. Công ty đã tăng giá khoảng 20% và cũng không lo bị mất đơn đặt hàng.

“Thực tế là khách hàng giờ phải chịu mức giá cao hơn từ nhà cung ứng”, Lyric Lian, nhân viên kinh doanh tại Shaoxing Gaobu Tourism Products, chia sẻ.

Thông điệp nâng giá hàng hóa tại Trung Quốc sẽ càng gia tăng lo ngại rằng: Tình trạng lạm phát toàn cầu có vẻ không “tạm thời” như các nhà hoạch định chính sách vẫn tưởng.

Các đợt nâng giá của công ty xuất khẩu diễn ra trong bối cảnh cước vận tải tăng mạnh gần 300% so với cùng kỳ và phần lớn là do nhà nhập khẩu chịu, theo công ty nghiên cứu và tư vấn hàng hải Drewry.

Trong nhiều năm qua, các nhà máy của Trung Quốc đóng vai trò kìm hãm lạm phát toàn cầu, vì họ là bên cắt giảm chi phí để giữ lại khách nước ngoài giữa lúc nhu cầu ảm đạm và cạnh tranh gia tăng. Tuy nhiên, trong năm 2020-2021, xuất khẩu của Trung Quốc đột nhiên bùng nổ và làm thay đổi mọi thứ. Điều này giúp các nhà sản xuất tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã tự tin nâng giá sản phẩm.

Khi mà nhu cầu toàn cầu tăng đột biến sau khi các nước tái mở cửa, giá hàng hóa tăng cũng không thể làm giảm nhu cầu từ khách hàng. Xuất khẩu của Trung Quốc được dự báo tăng 21% trong năm 2021, mức tăng mạnh nhất trong hơn 10 năm qua.

Chỉ số giá xuất khẩu tháng 7/2021 của Hồng Kông tăng 5.6% so với cùng kỳ. Chỉ số này có thể được xem là đại diện cho giá xuất khẩu của Trung Quốc vì cảng biển của Hồng Kông hầu hết xử lý các sản phẩm sản xuất tại Trung Quốc. Theo dữ liệu từ Cục Thống kê Lao động Mỹ, chỉ số giá nhập khẩu đã tăng 3%-5% đối với các hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc, như thiết bị điện, đồ gia dụng và giày dép.

Giá nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc của Mỹ

Tuy vậy, việc giá từ Trung Quốc tăng mạnh có thể không phải là yếu tố có thể làm thay đổi triển vọng lạm phát toàn cầu. Điều này là do với người tiêu dùng ở các nước phát triển, hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong chi phí chi tiêu hàng ngày của họ.

Nhà ở, vận tải và y tế chiếm 2/3 trong rổ hàng hóa được sử dụng để ước tính CPI của Mỹ. Ngân hàng Trung ương Canada (BoC) nhận thấy hàng hóa từ Trung Quốc chỉ chiếm 5% rổ CPI. Ngoài ra, theo quan sát diễn biến từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, các nhà nhập khẩu và bán lẻ thường gánh chịu phần tăng chi phí, thay vì chuyển sang cho người tiêu dùng.

Tuy nhiên, hiện cũng có khả năng giá hàng hóa có thể tăng mạnh hơn. Với nhu cầu nguyên vật liệu thô tăng mạnh, các nhà máy Trung Quốc chứng kiến giá nguyên liệu đầu vào tăng mạnh nhất trong gần 26 năm và Bắc Kinh cho biết các nhà máy có thể còn phải gánh chi phí điện cao hơn giữa cuộc khủng hoảng thiếu điện.

Chen Zijian, Giám đốc kinh doanh tại công ty sản xuất sản phẩm làm vườn Guangzhou GL Supply Chain, cho biết ông đã nâng giá bán thêm 10% trong năm nay và có thể nâng thêm. “Giá điện ngày càng tăng và do đó chúng tôi cũng phải nâng giá sản phẩm”, ông Chen cho biết.

Theo Stanley Chao, nhà sáng lập của All In Consulting, việc công ty có thể gánh chịu đà tăng của giá hàng hóa hay không còn tùy thuộc vào quy mô của công ty đó. Một số công ty Trung Quốc ở các lĩnh vực như thiết bị điện tử, đồ chơi và dệt may đang nâng giá khoảng 20-30%, ông nói.

“Các nhà máy nhỏ hơn – vốn có biên lợi nhuận thấp hơn – đang chuyển chi phí sang cho người tiêu dùng”, ông nói. “Các nhà cung ứng lớn hơn – với biên lợi nhuận cao hơn và hiệu quả hơn – có khả năng hấp thụ phần tăng về giá bán”.

Hầu hết nhà sản xuất Trung Quốc có thể gánh chịu mức chi phí cao hơn mà không thua lỗ. Theo dữ liệu chính thức, biên lợi nhuận thông thường của các nhà sản xuất ở mức 6.6% trong tháng 8, cao hơn so với mức trước dịch là 5.5%. Chẳng hạn, các nhà sản xuất xe hơi Trung Quốc chứng kiến biên lợi nhuận cao hơn trong năm nay khi doanh số hồi phục.

Chỉ số giá sản xuất PPI ngày càng cao sẽ tác động tiêu cực tới biên lợi nhuận, nhưng cho tới nay đã được bù đắp bằng doanh số cao hơn giữa lúc nhu cầu tăng mạnh.

Mức tăng giá sẽ phụ thuộc vào sự tự tin của công ty về nhu cầu trong tương lai. Khi nền kinh tế toàn cầu hồi phục chậm rãi, nhu cầu hàng hóa Trung Quốc ở nước ngoài đang có dấu hiệu yếu đi.

Khối lượng giao thương toàn cầu đã đạt đỉnh trong tháng 3/2021, theo dữ liệu từ Cục Phân tích Chính sách Kinh tế Hà Lan. Tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc dù vẫn còn mạnh nhưng đang trên đà giảm dần dần. Điều này có thể khiến các nhà xuất khẩu bớt tự tin hơn.

Giá cước vận tải biển cũng giảm trong vài tuần gần đây, theo Drewry. Chloe Wang từ Zhejiang Tianxin Sports Equipment cho biết công ty của bà cảm thấy thật khó mà thu hút các đơn đặt hàng mới sau khi Công ty nâng giá sản phẩm thêm 10% trong năm nay.

“Tôi không nghĩ tình hình sẽ cải thiện trước 6 tháng cuối năm 2022”, bà nói.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FILI

Các tin tức khác

>   IMF hạ dự báo tăng trưởng của châu Á vì biến chủng delta (20/10/2021)

>   Vừa rục rịch phục hồi, ngành hàng không lại lao đao vì giá xăng dầu leo thang (19/10/2021)

>   Kinh tế Trung Quốc chao đảo vì khủng hoảng năng lượng và nhà đất (19/10/2021)

>   Sắp bước sang 2022, loạt thách thức vẫn đeo bám kinh tế toàn cầu (19/10/2021)

>   Lạm phát tăng mạnh, NHTW New Zealand có khả năng nâng lãi suất lần 2 trong tháng 11 (18/10/2021)

>   GDP Trung Quốc tăng trưởng 4.9% trong quý 3, yếu hơn dự báo (18/10/2021)

>   IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2021 (18/10/2021)

>   ‘Sống chung với COVID-19’ trở thành xu thế toàn cầu (17/10/2021)

>   Đông Nam Á dẫn đầu phân khúc thương mại điện tử (16/10/2021)

>   Gặp khó đủ đường, kinh tế Trung Quốc có thể sụt tốc mạnh (16/10/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật