Thứ Tư, 20/10/2021 10:10

IMF hạ dự báo tăng trưởng của châu Á vì biến chủng delta

Ngày 19/10, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hạ dự báo tăng trưởng kinh tế châu Á năm 2021 khi biến chủng Delta của Covid-19 khiến số ca nhiễm tăng vọt tại khu vực này.

IMF kỳ vọng nền kinh tế khu vực châu Á chỉ tăng 6.5% trong năm nay, thấp hơn nhiều so với dự báo tăng 7.6% đưa ra hồi tháng 4.

“Covid-19 vẫn còn hoành hành ở châu Á”, IMF cho biết trong báo cáo Triển vọng Kinh tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Các quốc gia châu Á kiểm soát dịch bệnh tương đối thành công trong năm 2020. Tuy nhiên, trong năm nay, một số nước ở khu vực này như Ấn Độ, Malaysia và Việt Nam đã phải đương đầu với những đợt bùng dịch mạnh trong lúc việc triển khai vắc-xin còn chậm chạp.

Sự bùng phát dịch bệnh đã thôi thúc các nước này phải triển khai các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt để ngăn chặn sự lây lan của Covid-19. Vì lẽ đó, ngành dịch vụ chịu sức ép lớn và nhiều nhà máy sản xuất phải tạm ngừng hoạt động. Triển vọng kinh tế châu Á cũng xấu đi, dù rằng nhu cầu của thị trường quốc tế đối với hàng hoá xuất khẩu từ khu vực này vẫn đang mạnh. IMF nhận định.

Trong khu vực, các nền kinh tế đang phát triển bị IMF hạ dự báo tăng trưởng mạnh nhất.

Myanmar vốn vừa xảy ra đảo chính quân sự hồi tháng 2. Nước này được dự báo sẽ chứng kiến nền kinh tế giảm 17.9% trong năm 2021, giảm mạnh hơn 9 điểm phần trăm so với dự báo trước đó của IMF.

Dự báo tăng trưởng của kinh tế Philippines bị giảm 3.7 điểm phần trăm xuống mức 3.2%. Kinh tế Malaysia được dự báo tăng 3.5%, giảm 3 điểm phần trăm.

Trong khi đó, kinh tế Hồng Kông được dự báo tăng trưởng 6.4% trong năm nay, cao hơn so với dự báo tăng 4.3% đưa ra hồi tháng 4. Triển vọng tăng trưởng kinh tế Singapore được tăng lên mức 6%, từ mức 5.2% trước đó.

Vẫn là khu vực tăng trưởng mạnh nhất thế giới

Bất chấp việc bị hạ dự báo, châu Á vẫn sẽ là khu vực tăng trưởng mạnh nhất toàn cầu trong năm nay, theo IMF. Tăng trưởng kinh tế khu vực này sẽ được dẫn đầu bởi Trung Quốc và Ấn Độ. IMF dự báo kinh tế Trung Quốc tăng 8% trong 2021 và kinh tế Ấn Độ tăng 9.5% trong tài khoá kết thúc vào tháng 3/2022.

Cũng theo báo cáo của IMF, những nhân tố như một làn sóng lây nhiễm Covid-19 tiếp theo có thể đe doạ dự báo về nền kinh tế châu Á-Thái Bình Dương.

IMF cho biết các yếu tố như làn sóng bùng phát dịch mới có thể đe dọa tới dự báo tăng trưởng châu Á.

“Các dự báo đều có độ chắc chắn không cao vì những biến chủng virus mới, tình hình gián đoạn chuỗi cung ứng và lạm phát, và những thay đổi trong các điều kiện tài chính toàn cầu”, báo cáo viết.

IMF cảnh báo việc “bình thường hoá chính sách tiền tệ và truyền tải thông điệp chính sách sai lầm” ở Mỹ. Định chế này nói rằng việc đó có thể dẫn tới sự tháo chạy của các dòng vốn khỏi khu vực châu Á-Thái Bình Dương, dẫn tới chi phí vay vốn tăng cao đối với các nền kinh tế mới nổi trong khu vực.

Vũ Hạo (Theo CNBC)

FILI

Các tin tức khác

>   Vừa rục rịch phục hồi, ngành hàng không lại lao đao vì giá xăng dầu leo thang (19/10/2021)

>   Kinh tế Trung Quốc chao đảo vì khủng hoảng năng lượng và nhà đất (19/10/2021)

>   Sắp bước sang 2022, loạt thách thức vẫn đeo bám kinh tế toàn cầu (19/10/2021)

>   Lạm phát tăng mạnh, NHTW New Zealand có khả năng nâng lãi suất lần 2 trong tháng 11 (18/10/2021)

>   GDP Trung Quốc tăng trưởng 4.9% trong quý 3, yếu hơn dự báo (18/10/2021)

>   IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2021 (18/10/2021)

>   ‘Sống chung với COVID-19’ trở thành xu thế toàn cầu (17/10/2021)

>   Đông Nam Á dẫn đầu phân khúc thương mại điện tử (16/10/2021)

>   Gặp khó đủ đường, kinh tế Trung Quốc có thể sụt tốc mạnh (16/10/2021)

>   NHTW Trung Quốc: Rủi ro từ Evergrande vẫn có thể kiểm soát được (16/10/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật