Thứ Tư, 06/10/2021 09:00

Ngân hàng giảm bớt áp lực khi tái mở cửa kinh tế

Nền kinh tế nói chung chịu ảnh hưởng nặng nề sau nhiều tháng giãn cách xã hội. Với vai trò trung gian tiền tệ, ngành ngân hàng cũng chịu không ít ảnh hưởng, thế nên khi tái mở cửa, chắc chắn cũng sẽ nhận lại nhiều kỳ vọng khả quan hơn.

Mở cửa giúp tăng trưởng tín dụng

TS. Đinh Thế Hiển

TS. Đinh Thế Hiển – Viện trưởng Viện nghiên cứu Tin học và Kinh tế ứng dụng cho rằng, ngân hàng là ngành hỗ trợ cho tất cả mọi ngành và kể cả nhà đầu tư cá nhân.

Xét về góc độ cho vay khách hàng cá nhân, người dân không đi làm, không có thu nhập, nên việc trả nợ ngân hàng sẽ gặp khó khăn. Và tất nhiên, khi không đi làm, thì khách hàng cá nhân cũng không có nhu cầu vay mới, không có thu nhập cũng không có nhiều nhu cầu mua sắm. Những điều này ảnh hưởng đến khoản vay vốn khách hàng cá nhân của ngân hàng.

Trong khi đó, doanh nghiệp đóng cửa, không có nhu cầu vay mới, không có nguồn thu để trả nợ đến hạn của ngân hàng.

Như vậy, việc nới lỏng giãn cách xã hội, trước nhất tạo cho khách hàng doanh nghiệp và cá nhân có thể kinh doanh, có nguồn thu nhập để trả nợ vay ngân hàng, đây là điều rất quan trọng. Vì tất cả ảnh hưởng, đến cuối cùng ngân hàng là nơi phải gánh chịu.

Thêm nữa, khi các hoạt động được trở lại bình thường, thì nhu cầu vay vốn tiêu dùng để mua sắm, đầu tư mới, kinh doanh mới, có thể giúp ngân hàng tăng trưởng tín dụng. Do đó, tốc độ mở cửa càng nhanh sẽ càng giúp cho ngân hàng càng nhanh thoát khỏi khó khăn.

Mở cửa giúp giảm đà tăng của nợ xấu ngân hàng

TS. Cấn Văn Lực

TS. Cấn Văn Lực – Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV cũng đồng tình quan điểm, tất nhiên sau khi mở cửa, các hoạt động kinh tế, xã hội sẽ được khởi động trở lại, dù vẫn ở mức còn khiêm tốn, khoảng 40-50%, còn lại vẫn phải có lộ trình giãn cách, kiểm soát dịch bệnh. Trong bối cảnh hiện nay số ca nhiễm tuy đã giảm tương đối nhiều nhưng vẫn còn ở mức cao.

Thứ hai, số bệnh nhân trở nặng có giảm bớt, nhưng vẫn còn ghi nhận tỷ lệ cao.

Thứ ba, việc mở cửa sẽ giúp cho nền kinh tế phục hồi tốt hơn trong quý 4 và qua đó, giúp tăng nhu cầu tín dụng, giúp cho một số doanh nghiệp sẽ không còn thuộc diện giãn, hoãn nợ quá nhiều, góp phần giảm đi đà tăng nợ xấu của các ngân hàng từ nay đến cuối năm cũng như trong năm tới.

Ông Hoàng Công Tuấn

Ông Hoàng Công Tuấn -Trưởng Bộ phận Nghiên cứu Vĩ mô – MBS cho biết, khu vực kinh tế phía Nam chiếm 45% GDP của Việt Nam, do đó bản thân TPHCM là cụm kinh tế quan trọng, đầu mối giao thương, nên khi TPHCM bị giãn cách trong những tháng gần đây sẽ gây áp lực lên nền kinh tế chung cả nước.

Khi TPHCM nới lỏng giãn cách, chắc chắn nền kinh tế sẽ có sự phục hồi, tùy thuộc vào trạng thái mở cửa của thành phố. Nhưng nhìn chung, mức độ mở cửa sẽ nhanh, vì hiện tại mức độ tiêm chủng đã hơn 90% tiêm mũi 1 và hơn 30% tiêm mũi 2, đến hết tháng 10, có khả năng các hoạt động kinh tế của TPHCM sẽ trở về trạng thái bình thường.

Với những yếu tố đó, chắc chắn lĩnh vực ngân hàng sẽ bớt áp lực khi tái mở cửa. Trong thời gian qua, không chỉ doanh nghiệp mà cả người dân cũng gặp khó khăn, do đó, thu nhập cũng giảm. Khi hoạt động kinh doanh suy giảm, người dân suy giảm thu nhập, thì rõ ràng áp lực lên nợ xấu của hệ thống ngân hàng cao là điều chắc chắn.

Khi hoạt động kinh tế trở lại bình thường, chắc chắn dòng tiền doanh nghiệp sẽ tích cực hơn, do đó thu nhập người dân cũng sẽ cao hơn, những khoản nợ nếu có của các doanh nghiệp và người dân khi mở cửa lại, sẽ có khả năng trang trải được.

Bên cạnh đó, khi hoạt động kinh tế sôi động trở lại chắc chắn tăng trưởng tín dụng sẽ cao. Thời gian qua, khi hoạt động kinh tế biến động thì tín dụng sẽ chảy vào những thị trường như chứng khoán, bất động sản. Điều này không phải là yếu tố bền vững lâu dài, nhưng khi kinh tế mở cửa thì tín dụng sẽ chảy vào các kênh sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phục vụ nền kinh tế thực, tính hiệu quả bền vững hơn cho ngành ngân hàng.

Cát Lam

FILI

Các tin tức khác

>   Góc nhìn 01/10: Thận trọng? (30/09/2021)

>   VN-Index đang ở sóng 4 Elliott, có thể lên 1,600 - 1,700 điểm trong năm 2022 (30/09/2021)

>   Ngành logistics sẽ dẫn đầu sóng tăng trưởng sau giãn cách? (30/09/2021)

>   Góc nhìn 30/09: Cơ hội tiếp nối đà tăng điểm? (29/09/2021)

>   Góc nhìn 29/09: Tiếp tục tăng điểm? (28/09/2021)

>   Thách thức bủa vây, doanh nghiệp dệt may sẽ đi về đâu? (29/09/2021)

>   Triển vọng ngành dệt may: Cú đấm bồi Covid liệu sẽ tan? (05/10/2021)

>   Góc nhìn 28/09: Có cơ hội hồi phục? (27/09/2021)

>   Mua KBC, HII, PLC có hợp lý? (27/09/2021)

>   Nhóm ngành nào sẽ được hưởng lợi khi nền kinh tế mở cửa trở lại? (27/09/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật