VN-Index đang ở sóng 4 Elliott, có thể lên 1,600 - 1,700 điểm trong năm 2022
Trong hội thảo "Cơ hội thị trường giai đoạn bình thường mới", các chuyên gia của CTCK MBS đã đưa ra nhiều nhận định về tình hình thị trường giai đoạn tới, khi kinh tế dần được mở cửa trở lại.
Hội thảo Cơ hội thị trường giai đoạn bình thường mới tổ chức chiều 30/09
|
Kỳ vọng kinh tế tăng trưởng trở lại trong năm 2022
Ở góc độ vĩ mô thế giới, ông Hoàng Công Tuấn - Kinh tế trưởng của CTCK MBS nhận định nhờ có vắc xin các nền kinh tế lớn sẽ sớm tái mở cửa hoàn toàn dẫn tới kinh tế thế giới 2022 sẽ tăng trưởng rất mạnh.
Xu hướng lợi nhuận của danh nghiệp niêm yết toàn cầu sẽ tăng lên do phục hồi kinh tế song mặt bằng lãi suất sẽ dần tăng lên. Với xu hướng trái ngược này, thị trường chứng khoán sẽ có cơ hội đầu tư nhưng thiếu xung lực tăng mạnh như năm 2020, 2021.
Ở Việt Nam, kết quả kinh tế quý 3 khá tiêu cực do chống dịch. Tuy nhiên, ông Tuấn cho rằng tình hình vẫn khả quan với xu hướng tăng phủ vắc xin. Kinh tế năm 2021 sẽ tăng trưởng chậm lại nhưng kỳ vọng sang năm 2022 sẽ tăng trưởng ở mức 6 - 7%.
Khóa học Online
CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH
💡 Khai giảng: 05/10/2021
💡 Ưu đãi lên đến: 50%++
Hotline: 0908 16 98 98
>> Đăng ký ngay
|
Nói về lạm phát, ông Đặng Trần Phục – Nhà sáng lập của AZFin Việt Nam chỉ ra lạm phát ở Mỹ đã bắt đầu tăng. Tuy nhiên, ở Việt Nam thì lạm phát khó có thể tăng cao. Nguyên nhân đến từ đến việc cung tiền ở Việt Nam là có nhưng quy mô chưa lớn, các gói kích thích vẫn còn nhỏ so với quy mô của nền kinh tế. Tăng trưởng tín dụng 2021 dự báo chỉ vào khoảng 12%. Theo đó, khả năng là lạm phát sẽ thấp và kiểm soát ở mức 4% trong cả giai đoạn 2022 - 2023.
VN-Index đang ở sóng 4 Elliott
Ông Trần Hoàng Sơn - Giám đốc Nghiên cứu Khách hàng cá nhân CTCK MBS cho biết nếu thanh khoản ở mức 18 ngàn tỷ đồng/phiên, thì thị trường sẽ ở trong khoảng 1,200 - 1,400 điểm. Nếu thanh khoản vượt trên 20 ngàn tỷ đồng/phiên, thì thị trường sẽ có cơ hội vượt lên đỉnh cao mới.
Trong các quý cuối năm, ông Sơn đánh giá thị trường đang chịu ảnh hưởng của các “làn gió” ngược. Kết quả kinh doanh quý 3 sẽ định giá lại cổ phiếu trên thị trường. 6 tháng đầu năm, cổ phiếu tăng mạnh đã phản ánh kỳ vọng của nhà đầu tư. Khi kết quả quý 3 được công bố, các doanh nghiệp nào đang được hưởng lợi từ vĩ mô như giá hàng hóa, từ nội tại như chứng khoán, mặt bằng lãi suất thấp… sẽ thu hút nhà đầu tư và dòng tiền tái phân bổ. Trong ngắn hạn, việc Fed giảm dần bảng cân đối cộng với các thông tin vĩ mô ở châu Á như Evergrande sẽ làm nhà đầu tư thận trọng.
Theo ông Sơn, VN-Index đang ở sóng 4 của Elliott với tính chất lình xình đi ngang điều chỉnh tích lũy cho đến khi thông tin tiêu cực được hấp thụ hết thì sóng quý 4 sẽ tích cực hơn rất nhiều. Nhìn chung, xu hướng vẫn đang là uptrend (xu hướng tăng), nếu VN-Index vượt vùng 1,424 điểm thì sẽ vào sóng 5 và hướng tới đỉnh 1,600 - 1,700 trong năm 2022.
Tìm nhóm ngành hưởng lợi trong bình thường mới
Nói về nhóm ngành hưởng lợi, ông Tuấn dự báo sau đại dịch những công ty chịu áp lực lớn từ đại dịch có nội lực tốt sẽ hồi phục mạnh mẽ sau đại dịch. Đối với ngành ngân hàng, một số ngân hàng quản trị rủi ro tốt thì vẫn có cơ hội. Triển vọng ngành này vẫn tốt nhưng sẽ phải chọn lọc hơn. Ngoài ra, tỷ lệ đô thị hóa ở Việt Nam chưa cao do đó ngành bất động sản vẫn còn triển vọng đầu tư lâu dài.
Còn theo ông Sơn, những cổ phiếu hưởng lợi từ giá hàng hóa tăng như thép, dầu khí,… có thể duy trì đà tăng trong năm 2022 khi giá hàng hóa tiếp tục tăng. Ngoài ra, với thanh khoản thị trường cao thì công ty chứng khoán sẽ hưởng lợi, đà tăng sẽ duy trì cho tới đầu năm 2022. Một số ngành nghề như thủy sản, dệt may Việt Nam có thế mạnh sẽ hồi phục mạnh sau khi mở cửa.
Chí Kiên
FILI
|