Thứ Hai, 27/09/2021 19:18

Bài cập nhật

Góc nhìn 28/09: Có cơ hội hồi phục?

Theo một số công ty chứng khoán (CTCK) nhận định, thị trường có thể sẽ tiếp tục giảm điểm trong phiên 28/09. Tuy nhiên, thị trường sẽ sớm hồi phục do hiện tại, áp lực bán là không quá mạnh.

Xu hướng ngắn hạn tiêu cực

CTCK Asean (Aseansc): Aseansc nhận định thị trường ngày 27/09 ghi nhận phiên giảm điểm khá trong bối cảnh áp lực bán tăng mạnh trên toàn thị trường, qua đó tác động tiêu cực đến tâm lý nhà đầu tư. Dự báo trong phiên giao dịch 28/09, VN-Index có thể sẽ có quán tính giảm điểm trong phiên sáng để kiểm tra vùng hỗ trợ gần 1,315 - 1,320 điểm, và xa hơn là vùng hỗ trợ 1,305 - 1,310 điểm. Sự giằng co được kỳ vọng sẽ xuất hiện ở vùng giá thấp và có thể giúp chỉ số có sự hồi phục nhất định sau đó, trước khi có sự phân định xu hướng rõ ràng hơn về cuối ngày.

Về mặt kỹ thuật, đồ thị ngày VN-Index xuất hiện cây nến đỏ thứ 3 dạng ‘Marubozu’ với giá đóng cửa nằm dưới đường MA20 ngày, kèm thanh khoản cải thiện, là tín hiệu khá tiêu cực. Điều này cho thấy bên bán đang tạm thời chiếm ưu thế, và xu hướng ngắn hạn trở nên tiêu cực hơn. Do đó, Aseansc cho rằng, trong kịch bản tiêu cực, VN-Index có thể kiểm tra vùng hỗ trợ gần 1,315 - 1,320 điểm, vùng hỗ trợ tiếp theo dự báo ở mức 1,305 - 1,310 điểm. Trong kịch bản tích cực, vùng kháng cự gần của VN-Index dự báo ở mức 1,325 - 1,330 điểm, vùng kháng cự tiếp theo dự báo ở mức 1,335 - 1,340 điểm.

Theo dõi hỗ trợ 1,325 của VN-Index

CTCK MB (MBS): MBS cho rằng nhịp giảm trong phiên 27/09 bị chi phối bởi đà lao dốc kể từ đỉnh cao mới của nhóm Mid Cap và Small Cap, trong khi dòng tiền cũng thận trọng ở nhóm VN30.

Về mặt kỹ thuật, chỉ số VN-Index đã để mất ngưỡng MA50 và dừng ngay ở ngưỡng Fibonacci 50% (1,324.9 điểm). Trong trường hợp thị trường để mất cả 2 ngưỡng hỗ trợ này trong phiên 28/09, có thể áp lực bán sẽ còn gia tăng, nhà đầu tư nên hạn chế sử dụng đòn bẩy, không bình quân giá.

Thị trường vẫn còn cơ hội hồi phục

CTCK Sài Gòn – Hà Nội (SHS): SHS đánh giá dù VN-Index giảm mạnh trong phiên giao dịch đầu tuần 27/09 và xuyên thủng các ngưỡng hỗ trợ quan trọng lần lượt 1,350 điểm, 1,325 - 1,340 điểm (MA20-50) nhưng rất may là thanh khoản khớp lệnh trong phiên là không quá lớn, chỉ xấp xỉ mức trung bình 20 phiên, điều này cho thấy áp lực bán ra là chưa thực sự mạnh.

Khối ngoại tiếp tục bán ròng với khoảng 250 tỷ đồng trên hai sàn cũng tạo ra áp lực lên thị trường chung. Tuy nhiên, tình hình là chưa thực sự tiêu cực và thị trường vẫn còn cơ hội hồi phục trở lại.

Dự báo, trong phiên giao dịch 28/09, VN-Index có thể biến động giằng co và rung lắc với vùng kháng cự trong khoảng 1,325 - 1,340 điểm và ngưỡng hỗ trợ gần nhất quanh 1,300 điểm. Nhà đầu tư đang có tỷ trọng cổ phiếu lớn có thể tiếp tục canh những phiên hồi phục để giảm tỷ trọng. Nhà đầu tư đang có tỷ trọng tiền mặt cao tiếp tục đứng ngoài và quan sát thị trường, chưa nên mua vào ở thời điểm hiện tại.

VN-Index đang dần áp sát điểm đỡ quan trọng

CTCK KB Việt Nam (KBSV): KBSV nhận định tín hiệu gia tăng của thanh khoản tại các nhịp sụt giảm phá đáy trong phiên 27/09 tiếp tục cho thấy áp lực phân phối. Mặc dù vậy về tổng thể, chỉ số vẫn đang vận động đi ngang theo mẫu hình tam giác và dần lùi về điểm đỡ quan trọng quanh 1,300. Đây là mốc then chốt quyết định đến khả năng giữ được vùng đáy 1,22x, chừng nào điểm đỡ 1,300 chưa bị phá vỡ, vẫn có thể kỳ vọng vào kịch bản xuất hiện nhịp hồi phục.

KBSV khuyến nghị sau khi bán thu hẹp tỷ trọng vị thế ngắn hạn, nhà đầu tư có thể trải mua trở lại 1 phần khi chỉ số về vùng hỗ trợ đã đề cập, nhưng lần tuân thủ nguyên tắc dừng lỗ nếu VN-Index phá vỡ điểm đỡ này.

 

Kiểm tra lại vùng hỗ trợ 1,320-1,330 điểm

 

CTCK Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC): Sau chuỗi phiên tích lũy của tuần trước, VN-Index đã điều chỉnh trong phiên giao dịch 27/09. Dòng tiền đầu tư tiếp tục suy giảm khi chỉ có 3/19 nhóm ngành vận động khả quan so với phiên trước. Các nhóm kiềm chế đà giảm của thị trường là: Viễn thông, Du lịch và giải trí, dầu khí. Trong khi đó, khối ngoại bán ròng trên sàn HSX và mua ròng tại sàn HNX. Thanh khoản thị trường tăng trở lại và độ rộng thị trường ở trạng thái tiêu cực cho thấy áp lực chốt lãi ngắn hạn khá mạnh sau chuỗi phiên tích lũy quanh ngưỡng 1,350 điểm. Với xu hướng như vậy, VN-Index sẽ kiểm tra lại vùng hỗ trợ 1,320-1,330 điểm trong các phiên giao dịch sắp tới.

Tiếp tục quan sát thêm

CTCK Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCBS): VCBS cho rằng áp lực bán mới chỉ được kích hoạt kể từ phiên 27/09, và do đó đà điều chỉnh giảm có thể sẽ tiếp tục trong một vài phiên tới. Mặc dù vậy, VCBS cho rằng lực bán sẽ phần nào chậm lại trong các phiên tiếp theo và trong ngắn hạn thì thị trường có thể tìm được vùng giá cân bằng mới trong vùng 1,280-1,300 điểm, trước khi các cổ phiếu bắt đầu phân hóa dựa trên kết quả kinh doanh quý 3/2021 sắp được công bố cũng như kỳ vọng của nhà đầu tư về kết quả kinh doanh quý 4/2021.

Nhìn chung, nhà đầu tư chưa nên vội vàng “bắt đáy” tại thời điểm này mà nên ưu tiên chốt lời các cổ phiếu đã đạt được kỳ vọng lợi nhuận để tăng tỷ trọng tiền mặt trong danh mục, đồng thời tiếp tục quan sát thêm một vài phiên tới để chờ đợi cơ hội giải ngân tối ưu hơn.

 

VN-Index có thể biến động trong vùng 1,327 – 1,340 điểm

 

CTCK Yuanta Việt Nam (Yuanta): Yuanta cho rằng thị trường có thể sẽ xuất hiện nhịp hồi phục trong phiên kế tiếp và chỉ số VN-Index có thể biến động trong vùng 1,327 – 1,340 điểm. Đồng thời, dòng tiền có thể sẽ phân hóa giữa các nhóm cổ phiếu và chủ yếu tập trung ở nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, trong khi đó áp lực bán có thể gia tăng lên nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ. Ngoài ra, chỉ báo tâm lý ngắn hạn giảm mạnh vào vùng bi quan cho thấy chiến lược phù hợp ngắn hạn là cơ cấu danh mục và giảm dần tỷ trọng cổ phiếu.

Xu hướng ngắn hạn của thị trường chung đã bị hạ từ mức TĂNG xuống GIẢM. Do đó, Yuanta khuyến nghị các NĐT ngắn hạn có thể cơ cấu lại danh mục và giảm tỷ trọng cổ phiếu về mức 45% danh mục. Đồng thời, các NĐT chưa nên bán hết toàn bộ danh mục.

 

 

Thượng Ngọc

FILI

Các tin tức khác

>   Mua KBC, HII, PLC có hợp lý? (27/09/2021)

>   Nhóm ngành nào sẽ được hưởng lợi khi nền kinh tế mở cửa trở lại? (27/09/2021)

>   Góc nhìn tuần 27/09-01/10: Giằng co? (26/09/2021)

>   Góc nhìn 24/09: Cơ hội hướng tới đỉnh tháng 8? (23/09/2021)

>   Góc nhìn 23/09: Sôi động ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ (22/09/2021)

>   Tiền đã chảy đi đâu? (25/09/2021)

>   Góc nhìn 22/09: Phục hồi? (21/09/2021)

>   Chủ tịch FMC: “Doanh nghiệp thủy sản đã có bài học cho sự chuẩn bị bền vững hơn sau đại dịch” (22/09/2021)

>   Góc nhìn 21/09: Dòng tiền quay lại nhóm bluechips? (20/09/2021)

>   Tiềm năng nào ở DHA, HDG, GEX? (20/09/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật