Thứ Hai, 20/09/2021 19:32

Bài cập nhật

Góc nhìn 21/09: Dòng tiền quay lại nhóm bluechips?

Một số công ty chứng khoán (CTCK) nhận định thị trường đang có tín hiệu tích cực khi thanh khoản thị trường đã tăng trở lại và dòng tiền quay lại nhóm cổ phiếu bluechips.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng trở thành trụ đỡ cho VN-Index

CTCK Asean (Aseansc): Aseansc nhận định mặc dù áp lực chốt lời tăng mạnh ở nhiều nhóm cổ phiếu trong phiên giao dịch ngày 20/09, tuy nhiên chỉ số VN-Index đã không bị giảm quá sâu nhờ lực đỡ đến từ nhóm cổ phiếu ngân hàng. Dự báo trong phiên giao dịch 21/09, VN-Index có thể sẽ có quán tính giảm điểm trong phiên sáng để kiểm tra vùng hỗ trợ gần 1,345 - 1,350 điểm, và xa hơn là vùng hỗ trợ 1,335 - 1,340 điểm. Sự giằng co được kỳ vọng sẽ xuất hiện ở vùng giá thấp và có thể giúp chỉ số có sự hồi phục nhất định sau đó, trước khi có sự phân định xu hướng rõ ràng hơn về cuối ngày.

Về mặt kỹ thuật, đồ thị ngày VN-Index xuất hiện cây nến đỏ vừa dạng ‘Shooting star’ tại dải ‘Bollinger band’ trên, kèm thanh khoản ở mức cao, đây là tín hiệu khá tiêu cực. Điều này cho thấy bên bán đang tạm thời chiếm ưu thế, và đà tăng đang tạm thời chững lại. Do đó, Aseansc cho rằng, trong kịch bản tiêu cực, VN-Index có thể kiểm tra vùng hỗ trợ gần 1,345 - 1,350 điểm, vùng hỗ trợ tiếp theo dự báo ở mức 1,335- 1,340 điểm. Trong kịch bản tích cực, vùng kháng cự gần của VN-Index dự báo ở mức 1,355 - 1,360 điểm, vùng kháng cự tiếp theo dự báo ở mức 1,365 - 1,370 điểm.

Thanh khoản thị trường đã trở lại

CTCK MB (MBS): MBS cho rằng việc thị trường điều chỉnh cuối phiên 20/09 có thể đến từ áp lực giảm từ thị trường chứng khoán thế giới. Tuy nhiên, tín hiệu tích cực là thanh khoản thị trường đã tăng trở lại và dòng tiền quay lại nhóm cổ phiếu bluechips, đặc biệt là nhóm cổ phiếu ngân hàng.

Về kỹ thuật, với phiên điều chỉnh 20/09, chỉ số VN-Index quay lại cận trên của vùng dao động tích lũy kéo dài hơn 2 tuần qua. Rủi ro lúc này là việc thị trường thế giới điều chỉnh, do vậy chỉ số VN-Index có thể retest trendline giảm kể từ tháng 7 trong phiên 21/09, nhóm cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán… có thể là lực đỡ cho thị trường.

Canh mua ở các phiên hồi kỹ thuật

CTCK Sài Gòn – Hà Nội (SHS): SHS đánh giá phiên giao dịch đầu tuần 20/09 đã diễn ra với diễn biến tương đối kịch tính, nhất là về cuối phiên khi áp lực bán gia tăng khiến chỉ số VN-Index kết phiên dưới ngưỡng tham chiếu. Thanh khoản phiên 20/09 tăng nhẹ so với phiên cuối tuần trước và cao hơn mức trung bình 20 phiên cho thấy áp lực bán ra là khá mạnh. Rất may là chỉ số vẫn giữ được ngưỡng 1,350 điểm nên khả năng hồi phục trong phiên tiếp theo được đánh giá cao hơn. Thêm một điểm tích cực nữa là việc khối ngoại quay trở lại mua ròng nhẹ trên hai sàn.

Dự báo, trong phiên giao dịch 21/09, VN-Index có thể hồi phục để hướng đến vùng kháng cự trong khoảng 1,375 - 1,380 điểm (đỉnh sóng b) nếu như ngưỡng hỗ trợ tâm lý quanh 1,350 điểm được giữ vững. Những nhà đầu tư đang có tỷ trọng cổ phiếu lớn có thể tiếp tục canh những phiên hồi kỹ thuật để giảm tỷ trọng. Nhà đầu tư đang có tỷ trọng tiền mặt cao tiếp tục đứng ngoài và quan sát thị trường, tránh mua đuổi ở thời điểm hiện tại.

Lưu ý ngưỡng 1,350 điểm

CTCK Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCBS): VCBS cho rằng phiên giảm điểm 20/09 phần nhiều mang tính chất điều chỉnh kỹ thuật với khối lượng giao dịch không tạo đột biến. Dưới góc nhìn kỹ thuật, chỉ số vẫn đang nằm trên đường trung bình động 20 ngày, cho thấy xu hướng tăng ngắn hạn nhiều khả năng sẽ vẫn tiếp diễn.

Theo đó, VCBS cho rằng nhà đầu tư có thể tạm thời quan sát thêm một vài phiên tới để chờ đợi thị trường thử thách thành công ngưỡng 1,350 điểm trước khi xem xét giải ngân theo xu hướng mới nếu chỉ số chung tiếp tục bứt phá đi kèm tín hiệu thanh khoản có sự cải thiện, hoặc giảm bớt tỷ trọng cổ phiếu nếu chỉ số chung không thể giữ được mốc điểm số này.

Rủi ro điều chỉnh vẫn còn hiện hữu

CTCK KB Việt Nam (KBSV): KBSV nhận định áp lực từ vùng cản gần quanh 1,360 tiếp tục gây sức ép lên đà tăng điểm của VN-Index và phiên phân phối 20/09 cho thấy rủi ro điều chỉnh thêm vẫn còn hiện hữu. Mặc dù vậy, cơ hội duy trì xu hướng tăng điểm vẫn được bảo lưu với 2 vùng hỗ trợ đáng lưu ý, gần là quanh 1,340 và sâu hơn là 1,320.

KBSV khuyến nghị nhà đầu tư nên duy trì vị thế trung hạn và có thể linh hoạt trải lệnh mua trở lại 1 phần vị thế trading khi chỉ số quay xuống các vùng hỗ trợ đã đề cập.

Tiếp tục tăng giá trong trung và dài hạn

CTCK Tân Việt (TVSI): VN-Index giảm 2.16 điểm tương ứng mức giảm 0.16% so với phiên 17/09. Thị trường 20/09 giao dịch nghiêng về số mã tăng điểm. Tổng 3 sàn có 521 mã xanh so với 484 mã đỏ. Thanh khoản giao dịch khớp lệnh thị trường phiên hôm nay duy trì ở mức cao so với bình quân, đạt giá trị 22,926.7 tỷ đồng trên sàn HOSE. Khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt 852.48 triệu cổ phiếu tiếp tục gia tăng trở lại và duy trì ở mức cao so với bình quân 10 phiên

VN-Index tạo cây nến giảm giá Bearish Enguffling với giá đóng cửa thấp nhất phiên đi kèm thanh khoản tăng mạnh cho thấy tín hiệu tiêu cực gia tăng đột biến. Mặc dù có lực đỡ từ sự phục hồi của nhóm ngân hàng nhưng việc các mã Midcaps bị chốt lời mạnh đã đẩy diễn biến tiêu cực tăng cao. Chỉ số mặc dù vẫn duy trì trên mốc 1350 điểm, cho thấy xu hướng tăng giá vẫn kỳ vọng tiếp tục nhưng mức độ phân hóa giữa các cổ phiếu đang rất lớn. Hai nhóm ngành tăng mạnh trong hai tuần vừa qua là nhóm thép và nhóm BĐS cũng đã chịu áp lực giảm điểm. Thị trường nếu tiếp tục tăng giá dự báo gần một nhóm ngành dẫn dắt mới trong vài phiên sắp tới. Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn trong phiên giao dịch 20/09 tiếp tục cho thấy đang có tín hiệu hút dòng tiền trở lại.

TVSI đánh giá rằng VN-Index vẫn tiếp tục xu hướng tăng giá trong trung và dài hạn. Trong ngắn hạn, VN-Index vẫn kỳ vọng tăng điểm lên quanh vùng kháng cự phía trên quanh 1,370 - 1,375 điểm nhưng đà tăng sẽ phân hóa rất mạnh.

Chốt lời một phần

CTCK Yuanta Việt Nam (Yuanta): Yuanta cho rằng nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn có thể sẽ sớm kết thúc giai đoạn tích lũy trong vài phiên tới. Đồng thời, chỉ số VN-Index có thể sẽ sớm vượt hoàn toàn ngưỡng 1,355 điểm và hướng về mức kháng cự kế tiếp 1,380 điểm. Điểm tích cực là dòng tiền ngắn hạn đã gia tăng vào nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, đặc biệt là nhóm cổ phiếu Ngân hàng. Ngoài ra, rủi ro ngắn hạn trên nhóm cổ phiếu vốn hóa nhỏ có chiều hướng gia tăng cho thấy chỉ số VNSmallcaps có thể sẽ còn xuất hiện các nhịp điều chỉnh ngắn hạn.

Xu hướng ngắn hạn của thị trường chung vẫn duy trì ở mức TĂNG. Do đó, Yuanta khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể tiếp tục nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu ở mức cao và tận dụng các nhịp điều chỉnh để cơ cấu danh mục, tức là có thể xem xét chốt lời một phần tỷ trọng nắm giữ ở nhóm cổ phiếu vốn hóa nhỏ và tăng dần tỷ trọng nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn.

Thượng Ngọc

FILI

Các tin tức khác

>   Tiềm năng nào ở DHA, HDG, GEX? (20/09/2021)

>   Góc nhìn tuần 20-24/09: Trở lại đỉnh tháng 8? (19/09/2021)

>   Góc nhìn 17/09: Biến động mạnh? (16/09/2021)

>   Góc nhìn 16/09: Hướng đến mốc 1,360 điểm? (15/09/2021)

>   VNDirect: Cổ phiếu ngân hàng trở nên hấp dẫn khi cân nhắc giữa rủi ro và hiệu quả đầu tư (15/09/2021)

>   Góc nhìn 15/09: Hạn chế lướt sóng? (14/09/2021)

>   George Soros: Nhà đầu tư vào Trung Quốc đối mặt với thực tế phũ phàng (18/09/2021)

>   Góc nhìn 14/09: Dòng tiền đã tích cực hơn? (13/09/2021)

>   Có nên mua TRA, TEG, PGV? (13/09/2021)

>   Góc nhìn tuần 13-17/09: Tích lũy? (12/09/2021)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật